Ngày hội văn hóa dân tộc Thái lần thứ II tại tỉnh Điện Biên năm 2019

0
Ngày hội văn hóa dân tộc Thái lần thứ II tại tỉnh Điện Biên năm 2019

Ngày 26/7/2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch số 2928/KH-BVHTTDL tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Thái lần thứ II tại tỉnh Điện Biên, năm 2019.

Đây là sự kiện văn hóa quy mô lớn được tổ chức tại Điện Biên – Vùng đất trung tâm dân tộc Thái, kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2019), thể hiện sự tôn vinh văn hóa một tộc người giàu truyền thống văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái trong nền văn hóa Việt Nam thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc. Là dịp để giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái tới du khách trong nước và quốc tế.

Ngày hội do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức từ ngày 18-20/10/2019, với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước”. Tham gia Ngày hội có 5 tỉnh có đông đồng bào dân tộc Thái: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Thanh Hóa và Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Các hoạt động chính được tổ chức trong Ngày hội, bao gồm: Chương trình khai mạc (20h00, ngày 18/10/2019), chương trình tổng kết, bế mạc (20h00, ngày 20/10/2019) tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ; Liên hoan văn nghệ quần chúng, trình diễn trang phục dân tộc Thái; Trình diễn, giới thiệu nghi thức sinh hoạt văn hóa; Trại trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa và du lịch; Trình diễn nghệ thuật xòe Thái; Trình diễn dệt thổ cẩm, thêu khăn Piêu dân tộc Thái; Trưng bày, triển lãm đặc trưng văn hóa dân tộc Thái; Các hoạt động thi đấu thể thao (tó sáng, tó má lẹ, đi cà kheo, tung còn, bắn nỏ, kéo co).

Lịch hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa dân tộc Thái lần thứ II

1. Lễ Khai mạc vào 20h ngày 18/10 tại Quảng Trưởng 7/5 TP. Điện Biên Phủ

Với chủ đề với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thái trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước”.

2. Lễ Bế mạc vào 20h ngày 20/10 tại Quảng Trường 7/5 TP. Điện Biên Phủ

3. Khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch vào 9h30’ ngày 18/10

 Các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trong khuôn khổ Ngày

hội

1. Liên hoan văn nghệ quần chúng, trình diễn trang phục dân tộc Thái vào

19h30’ ngày 19/10 tại Quảng Trường 7/5 TP. Điện Biên Phủ

2. Trình diễn, giới thiệu nghi thức sinh hoạt văn hóa vào 8h đến 11h30’ ngày

19/10 tại Quảng Trường 7/5 TP. Điện Biên Phủ

3. Trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa và du lịch vào 10h ngày

18/10 tại Quảng Trường 7/5 TP. Điện Biên Phủ

4. Trình diễn nghệ thuật xòe Thái vào 14h đến 17h ngày 19/10 tại Quảng

Trường 7/5 TP. Điện Biên Phủ

5. Trình diễn dệt Thổ cẩm, thêu khăn Piêu dân tộc Thái vào 10h ngày 18/10

đến 10h ngày 20/10 tại Quảng Trường 7/5 TP. Điện Biên Phủ

6. Trưng bày, Triển lãm đặc trưng văn hóa dân tộc Thái vào 8h ngày 18/10 đến

 Hoạt động thể thao dân tộc Thái

– Nội dung thi đấu gồm: Tó sáng, tó má lẹ, đi cà kheo, tung còn, bắn nỏ,

kéo co vào các ngày từ 18 đến 20/10 tại Quảng Trường 7/5 TP. Điện

Biên Phủ

 Hoạt động du lịch

– Tổ chức đoàn Famtrip khảo sát du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại

tỉnh Điện Biên

Vài nét khái quát về đồng bào dân tộc Thái:

– Dân số: Đồng bào dân tộc Thái có dân số trên 1,5 triệu người, đứng thứ ba trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

– Các tên gọi khác của người Thái: Tày Thanh, Man Thanh, Tay Dọ, Thổ, Man Thanh, Tày  Đăm, Tày Khao, Nhại, Hàng Tổng (Tày Mường), Pu Thay, Thổ Đà Bắc..

– Nhóm địa phương có hai nhóm chính: Thái Ðen (Tay Ðăm), Thái Trắng (Tay Ðón hoặc Khao).

– Ngôn ngữ và chữ viết: Thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái (ngữ hệ Thái – Ka Ðai). Người Thái sớm có chữ viết theo mẫu chữ Sanscrit nên nhiều vốn cổ (văn học, luật lệ, dân ca).

– Nguồn gốc lịch sử: Người Thái có cội nguồn ở vùng Đông Nam Á lục địa, người Thái có mặt ở Tây Bắc Việt Nam từ rất sớm.

– Địa bàn cư trú: Người Thái cư trú tập trung chủ yếu tại các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa và Nghệ An.

Đặc điểm kinh tế: Người Thái đã trồng lúa nước với hệ thống thuỷ lợi nông nghiệp vùng thung lũng độc đáo. Đồng bào trồng bông, cây thuốc nhuộm, dâu tằm để dệt vải. Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm, với những hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ, bền đẹp. Đồng bào chăn nuôi nhiều gia súc, gia cầm, ngoài ra còn đánh bắt cá, đan lát …

 

Nguồn: Vietnamtourism.gov.vn