Ngọa Vân Tự ‘nơi cảnh phật – cõi tiên’

0
111

Ngọa Vân tự nghĩa là “chùa nằm trên mây”. Trên núi Bảo Đài, ở độ cao hơn 700m so với mực nước biển, chùa có địa thế đẹp, tựa lưng vào đỉnh Ngọa Vân quanh năm mây phủ, có hai dãy núi ôm vòng hai bên, phía trước có núi nhỏ làm án, phía xa là những thung lũng với dòng sông Cầm uốn quanh.

Ngọa Vân Tự ‘nơi cảnh phật – cõi tiên’ - 1

Khu di tích Ngoạ VânTuyệt tác của thiên nhiên còn nguyên sơ

Chùa được khởi dựng dưới thời Trần là nơi tu hành hóa Phật của đệ nhất tổ của Thiền phái Trúc Lâm – Trúc Lâm Điều Ngự Trần Nhân Tông và không ngừng được các đệ tử của Ngài tôn tạ, mở rộng thành một quần thể chùa, am, tháp của Thiền phái Trúc Lâm trên núi Bảo Đài. Đến thời Hậu Lê nhiều công trình kiến trúc khang trang được tôn tạo. Kiến trúc của khu vực chùa có ba lớp. Trên cùng là am Ngọa Vân. Trong am có bệ thờ, trên đặt tượng đồng Phật hoàng Trần Nhân Tông trong tư thế nhập Niết bàn.

Không chỉ lưu giữ những dấu tích thiêng liêng về Phật hoàng Trần Nhân Tông, khu di tích Ngọa Vân còn là một nơi có cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ hùng vĩ. Nằm trong khu vực vòng cung Đông Triều, Ngọa Vân như được bao bọc, ôm ấp bởi những ngọn núi xanh mướt, trùng trùng điệp điệp. Đến với Ngọa Vân, ta có dịp được chiêm người những cây thông trăm tuổi, đường kính vài người ôm; những rừng trúc bạt ngàn.

Ngọa Vân Tự ‘nơi cảnh phật – cõi tiên’ - 2

Vùng đất linh thiêng, nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành – hoá Phật

Tháng 8 năm 1299 Thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất gia vào núi Yên Tử tu hành khổ hạnh, lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà, rồi đổi thành Trúc Lâm Đại sĩ; sáng lập lên dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Tháng 5 năm 1307, Trúc Lâm đại sĩ lên Ngọa Vân và dựng một Am nhỏ trên đỉnh Bảo Đài sơn làm nơi tu hành và gọi là am Ngọa Vân; ngày mồng 1 tháng 11 (Âm lịch) năm 1308, tại am Ngọa Vân, Ngài an nhiên viên tích nhập cõi niết bàn. Vị trí nơi Ngài nhập Niết bàn nay là am Ngọa Vân. Sau khi Phật hoàng hóa Phật, Pháp Loa tổ chức hỏa thiêu ngay tại Ngọa Vân, thu hàng nghìn viên xá lị. Một phần xá lị được tôn trí trong bảo tháp Phật Hoàng tại am Ngọa Vân. Ngọa Vân là nơi lưu giữ Thánh tích, là vùng Thánh địa của Phật giáo Trúc Lâm ở Việt Nam.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Sơn (Ban Quản lý di tích Ngoạ Vân): Ngoạ Vân tự Là nơi lưu giữ nhiều thánh tích của Phật giáo Trúc Lâm; với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp “cổ tích danh lam núi cao sừng sững, ngàn dặm dăng dăng, thăm thẳm điệp trùng”, nơi đây mỗi độ xuân về, nhất là sau ngày khai hội mùng 9 tháng Giêng đã thu hút hàng nghìn du khách thập phương trẩy hội và hành hương về chốn tổ, chiếm bái thánh tích của Phật hoàng, cầu phúc cầu tài cho bản thân, gia đình và người thân một năm bình an.

Việc hành hương về Ngọa Vân giờ đã có nhiều thuận lợi, du khách có thể đi bộ men theo suối Phủ Am Trà dài gần 3km, leo hơn 1000 bậc để được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên và cảm nhận cảm giác cung bậc cảm xúc của những vị chân tu đã từng tu hành khổ hạnh tại Ngọa Vân hoặc bạn có thể thư thái thưởng lãm cảnh quan chốn bồng lai từ 54 cabin của tuyến cáp treo Ngọa Vân (phục vụ từ sáng đến tối) dài hơn 2km để được thỏa thích ngắm nhìn cảnh quan hùng vĩ, điệp trùng mây ngàn và hít sâu bầu không khí trong lành, ngọt lịm của miền cảnh Phật, cõi tiên cho lòng thư thái, nhẹ nhàng như làn sương nhẹ lướt trước mặt.

Du khách hành hương tại Ngoạ Vân Tự

Vào ngày 5/1 dương lịch, Ngoạ Vân tự đã đón tiếp hàng ngàn các tín đồ, Phật tử hành hương, chiêm bái am Ngọa Vân và tham dự Lễ tạ tháng Chạp. Các hoạt động trong chuyến đi: các Phật tử hành hương lên chùa Ngoạ Vân trung, chiêm bái Am Ngọa Vân, lắng nghe lời giảng pháp của các sư thầy về truyền thuyết và triết lý Phật Giáo Trúc Lâm và cùng các sư thầy dâng hương lên Phật Hoàng trong lễ tạ pháp Chạp. Cũng trong dịp lễ tạ này, phóng viên – nhà báo Trương Anh Ngọc và gia đình đã có dịp chiêm bái các di tích nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn và có những chia sẻ rất xúc động “Là một người du lịch rất nhiều nơi trên thế giới và lần đầu tiên đến Ngoạ Vân, tôi rất xúc động vì cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ được bảo tồn rất tốt, đặc biệt là cảm giác linh thiêng nơi Đức vua Trần Nhân Tông hóa Phật và tôi cũng rất bất ngờ vì quãng đường đi từ Hà Nội đến đây rất gần, từ thành phố ồn ã và đến một nơi thanh bình, trong lành và tuyệt vời mà bạn chỉ mất chưa đầy 2 tiếng”.

Hành hương lên đỉnh Ngọa Vân, thắp một nén nhang chiêm bái Phật hoàng rồi bước ra sân lễ, được ngắm cả một vùng núi non trùng điệp tuyệt đẹp nằm xen lẫn trong mây trắng mở ra trước mắt như một bức tranh thủy mặc. Đó là lúc con người ta như được trở về với tất cả những gì đẹp đẽ, nguyên sơ nhất trong tâm hồn. Cũng là món quà mà đất Phật Ngọa Vân ban tặng cho mỗi người khi có dịp thưởng ngoạn nơi này.

Năm Canh Tý 2020, Lễ hội xuân Ngọa Vân sẽ chính thức được Khai hội vào ngày 02/02/2020 (tức ngày mùng 9 tháng Giêng năm Canh Tý). Vào dịp ngày tổ chức lễ hội, Ban quản lý cáp treo Ngọa Vân sẽ giảm giá 30% phí cáp treo cho các Phật tử hành hương lên chùa Ngọa Vân.

Nguồn: https://www.tienphong.vn/kinh-te/ngoa-van-tu-noi-canh-phat-coi-tien-1508636.tpoNguồn: https://www.tienphong.vn/kinh-te/ngoa-van-tu-noi-canh-phat-coi-tien-1508636.tpo

Nguồn: 24H.COM.VN

Điểm đến du lịch

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn