Một ngôi chùa hoàng tộc ở Bắc Kinh (Trung Quốc) khiến nhiều người tò mò vì quanh năm đóng kín cửa, không cho ai vào trong.
Chùa Thừa Ân (Thạch Cảnh Sơn, Bắc Kinh) được xây vào năm Trịnh Đức thứ 5 trong triều đại nhà Minh (1510) với tổng diện tích 19.000 m2. |
Cây viết của Sohu đã tìm hiểu về lịch sử của ngôi chùa thông qua một người bạn làm hướng dẫn viên. Người này nói vào thời xưa, Thừa Ân là ngôi chùa hoàng gia. Điều đó có nghĩa người dân bình thường không bao giờ được đặt chân tới đây. |
Dù nhiều triều đại thay đổi, quy tắc này vẫn được giữ nguyên. Một số phiến đá được dùng trong các cung điện hoàng gia xuất hiện trước cổng chùa cũng chứng tỏ vị thế đặc biệt của nơi này. Hoàng đế nhà Minh còn phong cho cho chùa Thừa Ân danh hiệu “Thừa Lâm Thiền Tự” cùng một số đặc quyền riêng. Ví dụ việc xây nhà gần chùa bị cấm hoàn toàn. |
Qua thời gian, người dân cũng không mặn mà việc tìm đến ngôi chùa này nữa. Cứ thế, suốt hơn 500 năm qua, ngôi chùa vẫn đóng cửa, tách biệt gần như hoàn toàn cuộc sống bên ngoài. Về vấn đề thực phẩm, một số người trong chùa sẽ đảm nhận công việc này. Họ mua thực phẩm từ một số nơi khác và mang đến chùa. Tuy nhiên, thông tin này cũng không quá rõ ràng. |
Dù tồn tại nhiều bí ẩn, nhiều tờ báo khẳng định chùa Thừa Ân chắc chắn là ngôi chùa “thật” bậc nhất lúc này. Họ không mở cửa chùa nên cũng không có Phật tử đến thắp hương, lễ bái. Do đó, họ không có những “nguồn thu” như một số nơi khác. |
Nguồn: News.zing.vn