Chính quyền nước Nga Sa hoàng từng ban bố lệnh cấp “giấy phép để râu” cho những người đàn ông trưởng thành. Theo đó, hàng năm mọi người phải nộp một khoản thuế nhất định căn cứ vào độ dài của râu mình.
Từ xa xưa, râu luôn được coi là dấu hiệu của sức mạnh và lòng dũng cảm, là đại biểu cho quyền lực thống trị và là tiêu chuẩn của vẻ đẹp đàn ông. Một bộ râu đẹp phải được cuộn xoăn, sau đó nhuộm màu hài hòa với màu da. Râu giả thường được bện bằng lông cừu, lông lạc đà hay tảo biển.
Kiểu râu bện: Các vị vua Ai Cập cổ đại thường không để râu, nhưng họ đều thích mang trên mặt những bộ râu giả. Đó là những bộ râu làm bằng sợi bạc hoặc vàng, có hình dáng gần giống như một bông lúa. Cũng có khi trên bộ râu ấy còn được trang bị một con rắn nhỏ bằng vàng ròng, tượng trưng cho sự trường sinh bất lão.
Râu quai nón được các quý ông người Đức rất ngưỡng mộ. |
Người Nga cổ đại coi bộ râu là tiêu chí cho sự trưởng thành. Vào thời đại Ivareki, tất cả mọi người từ vua chúa, quan lại đến các lái buôn hay thường dân đều nuôi những bộ râu rất rậm, hình nan quạt. Khi Peter đại đế đang cầm quyền, ông đã xóa bỏ tập tục này và ra quy định tất cả mọi quan lại trong triều đều phải cạo sạch râu và đeo râu giả, những ai còn để râu sẽ bị trừng phạt rất nặng. Chính Peter đại đế đã tự tay thi hành hình phạt đối với không ít vị quan vi phạm. Chính quyền nước Nga Sa hoàng từng ban bố lệnh cấp “giấy phép để râu” cho những người đàn ông trưởng thành. Theo đó, hàng năm mọi người phải nộp một khoản thuế nhất định căn cứ vào độ dài của râu. Chính quyền các thành phố là cấp chịu trách nhiệm trưng thu. giám sát và đốc thúc mọi người nộp thuế. Đây cũng là nguồn thu chủ yếu vào ngân sách của nước Nga Sa hoàng hồi đó.
Kiểu râu mỹ nhân: Khi vua Louis 13 lên cầm quyền, đàn ông Pháp đua nhau để kiểu râu mỹ nhân do vua sáng tạo ra. Louis là người kêu gọi mọi người để kiểu râu này, đồng thời ông cũng luôn tự tay tạo kiểu râu cho binh lính. Một lần trong khi cạo mặt cho một viên quan, ông đã lỡ tay cạo hết phần râu dưới cằm, chỉ để lại nhúm nhỏ. Viên quan kia trong lòng đau khổ, nhưng miệng vẫn phải khen nức nở và tỏ ra hài lòng với kiểu râu mới lạ. Mọi người ai nấy đều không ngớt lời khen đẹp và gọi đó là kiểu râu mỹ nhân. Cũng từ đó, kiểu râu này được phổ biến rộng rãi khắp nước Pháp, và trở thành kiểu râu được ưa chuộng nhất thế kỷ 19.
Đàn ông Đức thường để râu quai nón với nhiều kiểu râu khác nhau. Mọi người căn cứ vào khuôn mặt, kiểu tóc và mức độ rậm thưa mà lựa chọn cho mình một bộ râu thích hợp, sao cho toát lên được vẻ đẹp nam tính và phong độ lịch lãm đàn ông. Ngày nay, kiểu râu như thế nào chủ yếu phụ thuộc vào tuổi tác từng người và tất nhiên không còn quá cầu kỳ như trước nữa.
(Theo Phong tục tập quán các nước trên thế giới)
Nguồn: Vnexpress.net