Nhà tắm ở thành Rome tráng lệ

0
178

Vào thế kỷ 4, một du khách thời cổ đại đặt chân đến Rome đã phải kinh ngạc trước “các nhà tắm xây dựng như cả một tỉnh thành”. Nhà tắm La Mã được công nhận như một trong những kỳ quan của thành phố, và nó gắn liền với tên của hoàng đế Caracalla.

nha-tam1-284161-1373966744_m_460x0.jpg

Nhà tắm Caracalla.

Marcus Aurelius Antoninus, thường gọi là Caracalla, chỉ trị vì ngắn ngủi từ năm 211 cho đến khi ông bị ám sát năm 217. Ông bị nhân dân căm ghét vì tính độc ác, nhất là việc ông giết chết người em trai và cũng là người đồng thừa kế. Thế nhưng ông để lại hai công trình vẫn còn tồn tại: Đó là việc ban bố tư cách công dân La Mã cho toàn bộ những người đàn ông tự do sống trong đế quốc và các nhà tắm đáng kinh ngạc ở thành Rome mang tên ông.

Vào thời Caracalla, các nhà tắm công cộng đều mang đặc điểm không thể tách rời của các thành phố La Mã trong thời gian ít nhất ba thế kỷ. Đặc điểm chính của nhà tắm ban đầu là một phòng trang điểm và một bồn nước nóng dùng chung trong một phòng xông hơi, đi qua một phòng xông âm ấm. Một số cũng gồm nhiều phòng xông khô như phòng tắm hơi và một phòng tắm lạnh có bể bơi sâu. Các nhà tắm đều có quy mô gia đình, ánh sáng lờ mờ, trang trí đơn sơ, phản ánh chức năng tiện dụng, cung cấp tiện nghi vệ sinh cho cư dân thành phố.

Bề ngoài thực hiện cùng một chức năng, nhưng số nhà tắm do các vị hoàng đế ở Rome xây dựng trong thực tế rất khác nhau. Lớn nhất trong số các nhà tắm này – như nhà tắm Caracalla – có quy mô bằng cả một thành phố nhỏ, các khối nhà tắm rộng mênh mông thiết kế trong một vòng tường bao khu vườn, bao quanh là phòng đọc sách, hội trường diễn thuyết, phòng tranh nghệ thuật và các đường chạy thể thao.

Công trình phục vụ tắm cũng có quy mô đồ sộ tương ứng, với bể bơi quy mô cỡ Thế vận hội và khu vực frigidaria nhiều hang động dài, có nhiều cửa sổ khổng lồ lắp kính để chiếu sáng. Khắp nơi, sàn và vách tường đều phát ra tia sáng yếu ớt từ các tảng đá cẩm thạch quý ở khắp nơi, các tác phẩm khảm bằng kính trong các hóc tường và mái vòm phản ánh lượng nước thừa thãi. Nhiều pho tượng ngắm nhìn những người đang tắm, như pho tượng khổng lồ tượng trưng cho thần Aesclepius, vị nam thần chữa bệnh cho người La Mã, cao đến 4 m, với nhiều bộ phận mạ vàng có mặt khắp nơi trong các nhà tắm Caracalla. Vây quanh là những pho tượng tráng lệ này, thường dân thành La Mã không thể nào không có ấn tượng trước uy quyền lấn át và thân thế thần thánh của các vị hoàng đế đã đặt nhà tắm bằng tên mình.

Ngày nay các đống đổ nát trơ trụi của Nhà tắm Caracalla được bảo tồn tốt nhất trong số các nhà tắm đường bệ. Đây là một trong những dự án xây dựng riêng biệt quy mô lớn nhất do các vị hoàng đế ở Rome đứng ra đảm nhiệm.

(Theo 70 kỳ quan thế giới cổ đại)

Nguồn: Vnexpress.net

Du lịch nước ngoài

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn