Nhiều nước vẫn siết chặt quy định phòng dịch hậu giãn cách

0
32

Sau khi dỡ bỏ nhiều hạn chế phòng dịch, nhiều người dân Mỹ quay trở lại với đời sống nhộn nhịp vào mùa hè. Nhưng dịch bệnh vẫn chưa kết thúc.

Sống chung với đại dịch là điều nhiều quốc gia hướng tới khi chiến dịch Zero Covid-19 không còn khả thi.

Tuy nhiên, việc mở cửa và để người dân “sổ lồng” sớm cộng với sự phức tạp của biến chủng Delta từng khiến tình hình không ít nước xấu đi. Lần nữa, chính phủ, lực lượng chống dịch lại phải lần nữa vất vả xoay xở khi số ca nhiễm gia tăng trở lại.

Từng trao đổi với Zing, Giáo sư Sinh học phân tử Andrew Easton (Đại học Warwick, Anh) chỉ ra con người có xu hướng mất cảnh giác và chủ quan trước đại dịch, khiến hậu quả của những đợt dịch sau thêm tồi tệ.

Số ca tử vong tăng trở lại ở Mỹ

Đến giữa tháng 9, số ca tử vong do Covid-19 ở Mỹ lần đầu tiên tăng lên mức trung bình, với hơn 1.900 người mỗi ngày kể từ đầu tháng 3, theo dữ liệu từ Đại học John Hopkins.

Các chuyên gia cho biết virus đang chủ yếu tấn công một nhóm cụ thể: 71 triệu người Mỹ chưa được tiêm phòng, theo AP News.

Khi nước Mỹ bước vào mùa hè, cuộc sống tại nhiều bang dần trở về nhịp điệu cũ. Người dân thoải mái tụ tập đông người, đi chơi và du lịch như trước. Các sân vận động chật kín khán giả tới xem. Yêu cầu đeo khẩu trang cũng chấm dứt ở nhiều nơi.

Tháng 12 năm ngoái, Mỹ từng ghi nhận 3.000 người chết vì Covid-19 mỗi ngày, khi hầu như chưa ai được tiêm chủng. Còn hiện tại, tỷ lệ tiêm 1 mũi vaccine của nước này đạt ngưỡng gần 64%, thấp hơn con số 70% mà ông Joe Biden đặt mục tiêu.

Tới tháng 9, số ca nhiễm mới trung bình tại Mỹ đã lên đến hơn 160.000 hồi đầu tháng và giảm xuống khoảng 139.000 ca vào những ngày cuối. Khoảng 100.000 bệnh nhân Covid-19 nhập viện trên toàn quốc mỗi ngày. Bệnh viện, đội ngũ nhân viên y tế lần nữa đối mặt với áp lực nặng nề.

cac nuoc tra gia vi mo cua som covid 19 anh 1

Sau khi dỡ bỏ nhiều hạn chế phòng dịch, nhiều người dân Mỹ quay trở lại với đời sống nhộn nhịp vào mùa hè. Nhưng dịch bệnh vẫn chưa kết thúc. Ảnh: AP.

Các chuyên gia y tế cho biết phần lớn ca không qua khỏi đều là những người chưa tiêm phòng. Những trường hợp đã tiêm nhưng vẫn mắc thường có biểu hiện nhẹ hơn.

Tỷ lệ tử vong trên chiều hướng gia tăng khiến việc khai giảng năm học trở nên phức tạp, việc trở lại văn phòng bị trì hoãn và nhân viên chăm sóc sức khỏe rơi vào trạng thái kiệt sức.

Ở bang Kansas, nhiều nhân viên quay trở lại làm việc từ xa. Còn ở bang Arizona, nơi cấm đeo khẩu trang trong lớp, hàng nghìn học sinh và giáo viên vào diện cách ly. Tại Hawaii, thống đốc bang đưa ra lời kêu gọi đối với khách du lịch, khuyến cáo dừng các chuyến đi đến địa điểm này.

“Tình hình trong tháng 5 và tháng 6 tốt đẹp đến mức mọi người, kể cả tôi, đều nghĩ rằng đại dịch đã kết thúc và bắt đầu tận hưởng cuộc sống. Song chỉ trong vài tuần ngắn ngủi, mọi chuyện lại tồi tệ lại”, John Swartzberg, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học California, Berkeley, cho biết.

“Tự do mới” ở Anh

Cuối tháng 8, cảnh tượng ở thủ đô London đông vui như chưa từng có đại dịch. Tại sân vận động Emirates, gần 60.000 người hâm mộ chen chúc nhau trên khán đài, thưởng thức trận đấu giữa 2 đội Chelsea và Arsenal.

Ở khu West End, vở nhạc kịch Cindrella cuối cùng cũng ra mắt công chúng sau nhiều lần bị hoãn vì dịch bệnh. Tại các ga tàu điện ngầm, một nửa số hành khách không đeo khẩu trang bất chấp quy định phòng dịch bắt buộc.

Những điều này đang xảy ra khi nước Anh ghi nhận hơn 30.000 ca mắc Covid-19 mới mỗi ngày vào thời điểm đó, theo New York Times. Cùng lúc này, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện và tử vong cũng tăng. Vào tuần giữa tháng 8, tỷ lệ ca nhập viện ở Anh tăng 7,7% trong khi tỷ lệ ca tử vong tăng 9,9% so với 7 ngày trước đó.

Bệnh viện dần rơi vào trạng thái quá tải, trong khi khả năng miễn dịch cộng đồng đang giảm dần.

“Người dân dường như không quan tâm đến việc nước Anh có tỷ lệ lây nhiễm cao. Bây giờ, họ chuyển sang chấp nhận, coi đây là cái giá của sự tự do”, Tim Spector, giáo sư Dịch tễ học từ Đại học King’s College London nói.

cac nuoc tra gia vi mo cua som covid 19 anh 2

Người dân Anh tham dự một lễ hội âm nhạc. Ảnh: NY Times.

Cuối tháng 7, Anh gỡ bỏ hầu hết biện pháp phòng chống dịch bệnh và dự đoán tỷ lệ lây nhiễm sẽ tăng cao. Thực tế xảy ra theo đúng chiều hướng đó. Anh có gần 80% dân số đã tiêm phòng đầy đủ, song virus vẫn lây lan rộng khắp.

Tại thời điểm đó, bà Devi Sridhar, người đứng đầu chương trình y tế công tại Đại học Edinburgh, nhận định Anh còn nhiều thách thức khi số ca nhiễm mới tiếp tục tăng cao sau khi trường học mở cửa lại.

Trong khi đó, Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) không còn khả năng đối phó với một làn sóng dịch bệnh mới, do các bệnh nhân cũ vẫn còn tồn đọng.

Giáo sư Gabriel Scally từ Đại học Bristol, kiêm cựu giám đốc cơ quan y tế công của London, gọi “đây là trạng thái bình thường mới nghiệt ngã”.

Việc tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch ở Anh vẫn là vấn đề lớn. Bất chấp quy định bắt buộc phải đeo khẩu trang trên phương tiện công cộng, nhiều người dân không hề chấp hành.

cac nuoc tra gia vi mo cua som covid 19 anh 3

Người dân Singapore buộc phải đeo khẩu trang nơi công cộng. Ảnh: CNA.

Singapore siết chặt lại quy định phòng dịch

Cũng theo đuổi mục tiêu mở cửa, chính phủ Singapore hồi tháng 6 thông báo chiến lược sống chung với Covid-19. Theo đó, nước này cố gắng kiểm soát các đợt bùng phát thông qua tiêm chủng và giám sát tỷ lệ nhập viện thay vì hạn chế cuộc sống của người dân.

Giới chức bắt đầu nới một số hạn chế vào tháng 8. Với những người đã tiêm đủ, họ có thể ăn uống tại chỗ tại các nhà hàng từ ngày 10/8.

Trung tâm thương mại và rạp chiếu phim được đón thêm khách đã tiêm chủng, không cần đo thân nhiệt ở cửa ra vào. Ngoài ra, người dân có thể tụ tập theo nhóm 5 người, thay vì 2 người như trước.

Dù tỷ lệ người dân Singapore được tiêm vaccine đầy đủ đến 82%, ngày 26/9 đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại cho công tác phòng dịch ở Singapore, khi đảo quốc này phát hiện 1.939 ca mắc Covid-19 mới.

Đây là mức tăng cao nhất trong một ngày kể từ đầu đại dịch tại Singapore, cũng là ngày thứ 6 liên tiếp số ca nhiễm mới ở trên mức 1.000. Theo Straits Times, một cụm dịch mới đã nổi lên ở Pasir Panjang Wholsesale Centre – với 64 ca nhiễm được ghi nhận ở các nhân viên và khách hàng.

Sự gia tăng ca nhiễm gần đây sau khi nới lỏng một số biện pháp phòng chống Covid-19 đã khiến đảo quốc này phải tạm dừng mở cửa trở lại và ban hành chỉ thị phòng dịch nghiêm ngặt hơn, hiệu lực từ ngày 27/9 và áp dụng đến 24/10.

Các tổ chức, doanh nghiệp phải triển khai cho nhân viên làm việc từ xa hoàn toàn. Những sự kiện quy mô lớn giới hạn ở mức 1.000 người, với điều kiện người tham dự phải tiêm chủng đầy đủ. Các sự kiện không kiểm tra chứng nhận tiêm chủng chỉ được phép tiếp nhận không quá 50 người.

Nguồn: News.zing.vn

Du lịch trong nước

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn