Nỗi lo vải thiều được mùa đúng thời dịch của bà con nông dân Bắc Giang đã được giải quyết khi chiến dịch hỗ trợ tiêu thụ nông sản Việt nhanh chóng ra đời và triển khai hiệu quả.
Giữa tháng 6, khu vực Đồng Dao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang khoác lên mình màu đỏ hồng rực rỡ của vải thiều chính vụ. Mọi năm, những trái vải thu hoạch tại đây sẽ được xuất khẩu đến Mỹ, Australia và nhiều quốc gia châu Âu.
Năm nay, vải được mùa nhưng đầu ra gặp khó do chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy vậy, đây cũng là lúc các sáng kiến và giải pháp công nghệ ra đời, “gỡ rối” cho người nông dân.
Đầu ra gặp khóNổi tiếng là đặc sản truyền thống, vải thiều Lục Ngạn đã trở thành kế sinh nhai của hàng trăm nghìn bà con nông dân tỉnh Bắc Giang. Vùng đất đồi Lục Ngạn có thổ nhưỡng đặc biệt, nhờ vậy, vải thiều trồng tại đây thường có màu đỏ, hạt nhỏ, cùi dày, ngọt sắc. |
Từ hàng trăm năm nay, người Bắc Giang đã sớm biết tận dụng ưu đãi thiên nhiên ban tặng, dành nhiều thời gian chăm sóc, vun trồng để cho ra loại vải tươi ngon, đạt chuẩn xuất khẩu. Mùa chính vụ năm nay, vải thiều Lục Ngạn “trúng lớn” khi 28.000 ha canh tác trên toàn tỉnh chín rộ. Tuy nhiên, dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. Tình cảnh “càng được mùa càng mất giá”, cung vượt cầu hay không chủ động được đầu ra trở thành bài toán nan giải, khiến nông dân gặp khó. |
Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho bà con nông dân, cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp xúc tiến, phối hợp các kênh bán lẻ tạo đầu ra cho quả vải. Nhiều nền tảng công nghệ cũng vào cuộc hỗ trợ, điển hình chương trình “Kết nối vải thiều Lục Ngạn”, thuộc dự án GrabConnect được Grab nhanh chóng triển khai kịp thời. |
Hành trình đến mọi miền của vải Bắc GiangNhững trái vải được thu mua trong chương trình “Kết nối vải thiều Lục Ngạn” được Nutree – đối tác đồng hành của Grab – làm việc trực tiếp để tuyển chọn sản phẩm, đảm bảo chất lượng lẫn vệ sinh an toàn thực phẩm. |
Để có những trái vải tươi ngon nhất đến tay người tiêu dùng, bà con nông dân thức dậy từ 2h sáng để thu hoạch từ vườn. Dưới sự hỗ trợ từ Nutree, vải thu hoạch được chia thành từng đợt với quy trình quản lý chặt chẽ, đảm bảo độ tươi và chất lượng. |
Vải rất dễ hư nếu không được thu hoạch, bảo quản và vận chuyển đúng thời điểm. Từ khi thu hoạch đến hết tháng 6, nông dân Bắc Giang không ngơi tay chọn lựa, đóng gói những chùm vải chất lượng, tươi ngon. Nhận được sự ủng hộ từ đông đảo người tiêu dùng cả nước, bà con được tiếp thêm năng lượng trong những ngày hè oi ả, vơi đi nỗi lo trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh. |
Tại cơ sở đóng gói, công nhân làm việc luân phiên theo ca để bảo đảm nghiêm túc các yêu cầu phòng chống dịch. Hàng trăm tấn vải được bà con thu hoạch, xử lý kỹ lưỡng và an toàn, trước khi theo xe tải chuyển đến tay người tiêu dùng. |
Sau những chuyến xe vượt đường trường, hàng trăm tấn vải thiều cập kho các đối tác của GrabMart, GrabFood tại nhiều tỉnh thành. Với nguồn cung nông sản ổn định và an toàn, các đối tác GrabMart, GrabFood giờ đây thêm kênh tiếp cận nguồn cung nông sản chất lượng, dồi dào, còn người tiêu dùng có địa chỉ mua sắm tiện lợi trong thời dịch. |
Sức mạnh của công nghệThách thức lớn nhất trong quá trình hỗ trợ tiêu thụ vải là làm thế nào để đảm bảo chất lượng vải tươi ngon nhất đến tay người tiêu dùng cuối, đồng thời giữ mức giá hợp lý mà vẫn đảm bảo thu nhập tốt cho người nông dân. |
Những thách thức trên đã trở thành động lực để Grab cùng Nutree thực hiện “bài toán” một cách cẩn trọng. Cả hai đồng lòng trợ giá tốt nhất, không lợi nhuận cho chương trình. Chỉ cần vài thao tác trên GrabMart, người tiêu dùng đã có thể mua vải thiều Bắc Giang an toàn, chất lượng và được giao hàng tận nơi nhanh chóng chỉ trong vòng 1 giờ. |
Giải pháp “vẹn đôi đường”Kể từ khi khởi động, chương trình “Kết nối vải thiều Lục Ngạn” đã được cộng đồng đón nhận tích cực, giúp 3 bên đều có lợi: Nông dân có đầu ra sản phẩm ổn định; đối tác dễ dàng tìm nguồn hàng, đẩy mạnh kinh doanh; người tiêu dùng tiếp cận nông sản chất lượng cao. |
Với mục tiêu hỗ trợ tiêu thụ nông sản, dự án GrabConnect sẽ tiếp tục đồng hành cùng hàng triệu nông dân Việt Nam giải quyết đầu ra cho nông sản địa phương, giúp bà con yên tâm canh tác, vượt qua những khó khăn trong đại dịch. Sau chương trình “Kết nối vải thiều Lục Ngạn”, Grab cũng có kế hoạch làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một số ban, ngành và địa phương để hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ nông sản, đặc biệt trong bối cảnh ngành nông nghiệp đang chuẩn bị bước vào mùa thu hoạch của một số loại nông sản chính ở miền Bắc và Nam Trung Bộ. |
Nguồn: News.zing.vn