Quốc gia Hồi giáo Afghanistan từng có thời được người đứng đầu định hướng theo phương Tây với những cung điện còn để lại đến ngày hôm nay.
Sự kháng cự dữ dội của Afghanishtan trước những thế lực ngoại bang đã được ghi nhận từ hàng thế kỷ qua. Không chỉ những người ngoài cuộc mới là tâm điểm của sự nổi giận của người Afghanistan, trong đất nước vốn rất xinh đẹp của chính họ đã trải qua không biết bao nhiêu cuộc binh biến, nội chiến khiến cho nhiều công trình lịch sử từ xa xưa bị phá hủy.
Người lãnh đạo đầu tiên của Afghanistan đã thử nghiệm đưa đất nước đi theo hướng Tây phương hoá là Amanullah Khan (1892 – 1960). Ông vốn là hoàng thân của Afghanistan, lãnh đạo quân đội đứng lên chống lại người Anh và giành độc lập sau cuộc chiến Anglo-Afghan năm 1919 rồi tự xưng vương từ đó. Ngay sau khi lên ngôi, Amanullah Khan lập tức cho xây dựng cung điện Darul Aman (hay còn được viết là Darulaman) và các công trình xung quanh.
Gần một thế kỷ qua đi, di sản mà Amanullah Khan để lại đã chứng kiến những thay đổi của đất nước theo nhiều chiều hướng khác nhau.
Cung điện Darul A man ngày nay nằm giữa một vùng nắng gió. Ảnh: Bruce McRae/Flickr |
Ít ra nhưng du khách can đảm khi đến thăm Afghanistan phải công nhận rằng Amanullah Khan là người có tầm nhìn. 10 dặm (16 km) bên ngoài thủ đô Kabul, cung điện Darul Aman được xây theo kiến trúc tân cổ điển châu Âu và là trung tâm của chính quyền Afghanistan mới tiến bộ. Một đại lộ lớn cũng được xây dựng để kết nối biểu tượng của tương lai với thành phố cổ.
Những ngôi trường đa chức năng mới cũng xuất hiện trên khắp đất nước và luật lệ hà khắc về cách ăn mặc trước đây được thay đổi. Ngoài ra hiến pháp mới cũng đồng thời được giới thiệu về sự công bằng xã hội và quyền tự do cá nhân. Nhanh chóng sau đó, ý tưởng này được chứng minh là đi quá nhanh so với quan niệm của người dân tại thời điểm đó và họ bắt đầu có những phản kháng.
Tên của cung điện theo nghĩa đen là hoà bình và cũng có liên quan đến cái tên Darul Aman cùng với quyền lực và luật lệ của nhà vua. Khi cung điện là nơi để đặt bộ máy chính quyền, Amanullah Kha cũng yêu cầu xây một cung điện khác cho vợ mình, hoàng hậu Soraya, đồng thời cơ cấu gia đình theo kiểu hoàng gia châu Âu.
Một phần cung điện Darul Aman nay đã bị đổ nát khá nhiều. Ảnh: Carl Montgomery/Flickr |
Cách Darul Aman hơn 1 km là Tajbeg Palace – một trong những cung điện bị bỏ hoang từng được thiết kế và xây dựng để trở thành “cung điện Versailles” của Afghanistan. Nhìn lướt qua bề ngoài, hai cung điện dễ bị nhầm lẫn do sự tương đồng về kiến trúc.
Trở lại lịch sử giai đoạn những năm đầu thế kỷ 20, thành phố Khost phía Đông của đất nước đã đứng lên chống lại nhà vua năm 1924. Cuộc nổi dậy nhanh chóng bị đàn áp bởi bạo lực nhưng đó cũng là tiền đề cho các cuộc đảo chính sau này. Công việc xây dựng vẫn được tiếp tục với hai cung điện Darul Aman và Tajbeg. Trước khi rời đất nước đi du hành châu Âu, nhà vua đã chỉ đạo rất kỹ về việc xây dựng hai công trình quan trọng với tương lai của đất nước.
Tuy vậy, Amanullah Khan đã không có cơ hội nhìn ngắm hai công trình của mình được hoàn thành. Tranh thủ lúc nhà vua đi vắng, những cuộc đấu tranh nổ ra chống lại quyền lực của ông bắt đầu tại Jalalabad. Sau thành công bước đầu, hai năm sau tại Kabul, các cuộc bạo động đã lên đến đỉnh điểm.
Đối diện với khả năng không thể chống trả, quân lính của nhà vua tìm cách đào ngũ. Họ tham gia vào lực lượng quân nổi dậy hoặc trốn về những vùng quê hẻo lánh. Amanullah bị buộc phải sống lưu vong, ban đầu là Ấn Độ và sau đó là Thuỵ Điển, nơi ông mất năm 1960. Cung điện Darul Aman cũng như Tajbeg đã không bao giờ được sử dụng bởi vị quốc vương nhiều tham vọng.
Nhiều thập kỷ sau khi nhà vua lưu vong, hai lâu đài từng có giai đoạn được sử dụng rồi lại rơi vào hoang phế do thời gian và những cuộc giao tranh.
Cung đường chạy ngang qua cung điện Darul Aman nối đến thủ đô Kabul. Ảnh: Carol Mitchell/Flickr |
Năm 2013, hội đồng chính quyền thành phố bắt đầu một kế hoạch với tham vọng trùng tu cả hai cung điện Tajbeg và Darul Aman. Những con đường đã được quy hoạch lại quanh cung điện mặc dù phần nhiều vẫn có vẻ là sân chơi bóng đá và cricket của các cậu bé.
Hàng triệu USD vẫn cần được bỏ ra cho kế hoạch táo bạo của chính quyền hiện tại, nhưng người Afghanistan vốn rất kiên trì và cả thế giới sẽ không ngạc nhiên khi thấy họ đang nỗ lực trong việc khôi phục lại một trong những biểu tượng của thời vương quyền trên đất nước nhiều binh biến này. Nếu là một du khách can đảm, bạn hoàn toàn có thể đến thăm hai cung điện để nhìn lại một ohần khác lạ của Afghanistan.
>> Xem thêm: Ảnh về hai “cung điện Versailles” của Afghanistan
Hoài Nam
Nguồn: Vnexpress.net