Những nẻo đường tơ lụa

0
209

Con đường tơ lụa trên bộ và trên biển đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá nền văn minh cổ đại của Trung Quốc sang phương tây, là cầu nối giao lưu kinh tế và văn hoá.

Sa mạc

Sa mạc mênh mông cát là một phần của Con đường tơ lụa.

Con đường tơ lụa mà mọi người thường nói là chỉ đường bộ từ Tràng An ở phía đông, đến La Mã ở phía tây trong thời Tây Hán (Trung Quốc). Con đường này có hai nhánh nam và bắc. Nhánh phía nam từ Đôn Hoàng đi về phía tây, tới Tây Đạt Đại Nguyệt Thị (Tân Cương và vùng đông bắc Afganistan ngày nay), An Tức (Iran ngày nay), Điều Thị (bán đảo Ảrập ngày nay) và cuối cùng đến đế quốc La Mã.

Nhánh phía bắc từ Đôn Hoàng đến Kinh Đại Tuyên, Khang Cư (trung Á ngày nay), rồi theo hướng tây nam hội nhập với nhánh phía nam. Hai tuyến đường này được gọi chung là Con đường tơ lụa trên bộ.

Ngoài ra còn có hai tuyến đường tơ lụa mà ít người biết đến. Một tuyến là Con đường tơ lụa tây nam, khởi điểm từ Tứ Xuyên qua Vân Nam đến phía bắc Myanmar, rồi đến vùng đông bắc Ấn Độ, sau đó dọc theo sông Hằng đến tây bắc Ấn Độ và đến cao nguyên Iran. Con đường tơ lụa này có sớm hơn con đường tơ lụa trên bộ. Năm 1986, các nhà khảo cổ lại phát hiện di chỉ Tam Tinh Đôi huyền bí ở thành phố Quảng Hán (tỉnh Tứ Xuyên), có cách đây khoảng hơn 3.000 năm.

Tại đây có những cổ vật có liên hệ với văn hoá Tây Á và Hy Lạp như cây Kim Trượng dài 142 cm, “cây thần” cao khoảng 4 m và những người đồng, đầu đồng, mặt nạ đồng có kích thước bằng người thật… Các chuyên gia cho rằng, những thứ này là được truyền vào Trung Quốc trong thời kỳ giao lưu văn hóa giữa phương đông và phương tây. Nếu quan điểm đó đúng thì còn đường tơ lụa này được hình thành cách đây hơn 3.000 năm.

Tơ lụa

Tơ lụa Trung Quốc đã nổi tiếng từ xa xưa.

Còn một con đường tơ lụa nữa là từ Quảng Châu đáp thuyền qua eo biển Mallorca, đến Sri Lanca, qua Ấn Độ và đến Đông Phi. Mọi người gọi con đường này là Con đường tơ lụa trên biển. Theo các cổ vật được khai quật tại Somalia (vùng Đông Phi), con đường tơ lụa trên biển này được hình thành vào thời nhà Tống.

Con đường tơ lụa trên biển đã kết nối Trung Quốc với các nước văn minh thời cổ, thúc đẩy sự giao lưu kinh tế, văn hóa của những khu vực này nên được gọi là “con đường đối thoại giữa phương đông và phương tây”. Theo sử sách ghi lại, Marco Polo từng đến Trung Quốc bằng con đường tơ lụa trên biển. Khi về nước ông cũng đáp thuyền từ Tuyền Châu (Phúc Kiến) về nhà ở Venice.

(Theo ChinaBroadcast)

Nguồn: Vnexpress.net

Du lịch nước ngoài

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn