Những người không muốn ra khỏi nhà suốt nửa năm qua

0
53

Trào lưu chỉ ở nhà (Hikikomori) của nhiều người Nhật từng bị đánh giá là lập dị. Trong thời kỳ Covid-19, xu hướng này lại trở thành bình thường nhờ công nghệ.

Có thời những người Nhật chỉ ở nhà, không ra ngoài làm việc hay mua sắm được coi là những kẻ lập dị. Người Nhật có hẳn một từ riêng cho nhóm người này: Hikikomori.

Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ cùng dịch Covid-19 khiến trào lưu này dần trở nên bình thường.

Khái niệm cơ bản về trào lưu “lập dị” Hikikomori

Thuật ngữ Hikikomori được đặt ra vào năm 1998 bởi nhà tâm lý học Nhật Bản Saitō Tamaki, dùng để chỉ cả con người và tình trạng của họ. “Hikikomori là những con người rút lui hoàn toàn khỏi xã hội, ở trong nhà nhiều hơn sáu tháng và ám chỉ các cá nhân mắc chứng rối loạn tâm thần khác”, Saitō định nghĩa trong cuốn Rút lui khỏi xã hội: Tuổi thanh xuân không kết thúc.

Về cơ bản, Hikikomori có nghĩa là “bước về sau” và “thu mình lại”. Theo dữ liệu của tờ Wired, những cá nhân lựa chọn xu hướng này đa số ở độ tuổi thanh thiếu niên, từ 20 – 30 tuổi.

Hikikomori - 'nhung an si thoi hien dai' anh 1

Kim Ho-seon, người sống theo xu hướng tách biệt xã hội. Ảnh: Tim Franco.

Người Hàn Quốc thường mượn thuật ngữ Hikikomori khi nói về hiện tượng này tại xứ sở Kim chi, xuất hiện vào đầu những năm 2000. Hiện nay, cụm từ này vẫn được sử dụng rộng rãi hơn so với “eundoonhyeong oiteollie” của Hàn Quốc.

Những cá nhân đi theo lối sống Hikikomori thường sống ẩn dật, luôn ở trong phòng ngủ hay ngồi trên bàn làm việc. Lý do chính là vì họ muốn trốn tránh công chúng, tách biệt khỏi thế giới bên ngoài.

Công nghệ giúp ích cho cuộc sống của những “ẩn sĩ thời hiện đại”

Nếu Hikikomori là một yếu điểm của những con người sống ẩn dật thì chiếc máy tính và Internet sẽ là người bạn đồng hành kiên định. Trước kia, những “ẩn sĩ” phải ra đường để mua đồ ăn. Giờ đây, nhờ vào công nghệ và Internet họ viết lách, kiếm tiền, có thể sống mà không cần ra khỏi nhà.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng sử dụng công nghệ quá mức hoàn toàn không gây ra hiện tượng Hikikomori. Tuy nhiên, sự tiện dụng của Internet có thể là lý do khiến nhiều người không muốn ra đường.

Hikikomori - 'nhung an si thoi hien dai' anh 2

Yoo Seung-gyu ngồi trên chiếc bàn làm việc quen thuộc. Ảnh: Tim Franco.

“Trong vòng nhiều thập kỷ, sau những tiến bộ về mạng Internet, ngày càng nhiều người có thể sống giống như một Hikikomori”, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đề cập trong ấn bản của tạp chí chính thức của Hiệp hội Tâm thần Thế giới, năm 2018.

Theo Wired, nền tảng công nghệ phát triển hiện nay có thể giúp các Hikikomori sống “ẩn dật” một cách dễ dàng. “Ở Hàn Quốc, sống một mình rất thuận tiện. Đất nước chúng tôi có một hệ thống giao hàng tốt. Toàn bộ dịch vụ đều tạo điều kiện thuận lợi cho xu hướng sống tách biệt”, một Hikimori người Hàn Quốc, Yoo Seung-gyu trả lời phỏng vấn của tờ Wired.

“Tôi rơi vào trạng thái Hikikomori do đổ vỡ hôn nhân”

Nhiều cá nhân sẽ tự có những lý do để sống tách biệt khác nhau.Tuy nhiên, đối với Kim Jae-ju, ông đã phải tự đặt mình vào trạng thái Hikikomori vì đỗ vỡ hôn nhân. Trước đó, Kim đã đi theo hướng truyền thống là tiến tới hôn nhân và sinh con. Tính cách của ông vào thời điểm đó khác hoàn toàn hiện tại, một con người hướng ngoại, thân thiện, vui vẻ.

Nhìn lại, Kim Jae-ju cho rằng khoảng thời gian đó như một màn kịch. Tất cả hành động tích cực của ông chỉ nhằm che đậy tính cách Hikikomori trong con người của Kim.

Ông bắt đầu “thu mình lại” bằng cách từ chối lời mời ăn tối, tiệc rượu từ bạn bè và thay đổi số điện thoại. “Cuối cùng, tôi chui vào phòng và sống ẩn dật một mình”, Kim nói.

Hikikomori - 'nhung an si thoi hien dai' anh 3

Trung tâm K2, Seoul là nơi ở của một nhóm Hikikomori. Ảnh: Tim Franco.

Vào năm 29 tuổi, Kim Jae-ju trải qua giai đoạn cực đoan nhất của cuộc sống ẩn dật. Ông đã sinh hoạt trong phòng ngủ 2 năm và sẽ tiếp tục dành thêm 8 năm nữa để sống tách biệt. Trong căn phòng rộng 3 mét, Kim chỉ ăn uống, hút thuốc và nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính của mình.

Trong 1 tháng, “ẩn sĩ” này chỉ gặp bố mẹ và em gái một lần, dù là ở cùng nhà với gia đình. Kim sẽ sắp xếp việc di chuyển trong nhà một cách hợp lý để “tránh mặt” mọi người, đi ra khỏi phòng và quay lại khi gia đình làm việc hoặc đang ngủ.

Ông đã tăng 27 kg sau 2 năm sống tách biệt, làn da có nhiều mụn hơn. Phòng của Kim cũng xuống cấp, các cốc mì dùng một lần và các chai, lon rỗng chồng chất thành đống. Bụi phủ kín đồ đạc, những bức tường trắng trước kia cũng chuyển sang màu nâu xỉn.

Nhìn lại quá trình tự giam mình trong phòng, Kim nhận thấy rằng ông dần tự mãn với cuộc sống tách biệt và bị tụt hậu hơn so với thế giới bên ngoài. Đồng thời, chiếc máy tính cũng trở thành người bạn trung thành của Kim Jae-ju.

“Khi nhìn lại khoảng thời gian đó, tôi cảm thấy buồn bã. Tôi đã đánh mất mười năm cuộc đời mình”, ông Kim chia sẻ ở tuổi 51.

Cập nhật tình hình Covid-19

Xem chi tiết

Số ca lây nhiễm cộng đồng từ 27/4/2021

10.210Ca nhiễm

Tỉnh Hôm nay Tổng số ca
Hà Nội 0 465
Bắc Ninh 13 1538
Vĩnh Phúc 0 92
Đà Nẵng 4 195
Bắc Giang 51 5457
Hà Nam 0 48
Hưng Yên 2 39
TP.HCM 166 1784
Yên Bái 0 1
Quảng Nam 0 4
Đồng Nai 0 3
Hải Dương 0 51
Thái Bình 0 21
Quảng Ngãi 0 1
Lạng Sơn 0 104
Thanh Hóa 0 5
Điện Biên 0 58
Nam Định 0 7
Nghệ An 5 32
Phú Thọ 0 5
Quảng Ninh 0 1
Hải Phòng 0 3
Thừa Thiên Huế 0 5
Đắk Lắk 0 4
Hòa Bình 0 9
Quảng Trị 0 3
Tuyên Quang 0 1
Sơn La 0 1
Ninh Bình 0 4
Thái Nguyên 0 3
Long An 0 17
Bạc Liêu 0 1
Gia Lai 0 1
Tây Ninh 0 1
Đồng Tháp 0 1
Trà Vinh 1 3
Hà Tĩnh 2 82
Tiền Giang 2 45
Bình Dương 21 108
Bắc Kạn 0 2
Lào Cai 0 2

Nguồn: News.zing.vn

Du lịch trong nước

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn