Những tượng thần khổng lồ ở Thebes

0
158

Mặc dù đã vỡ, phần trên của pho tượng vẫn còn. Kích thước khổng lồ và tay nghề khắc đá vẫn gây ấn tượng lớn với hậu thế. Pho tượng ở phía tây thành phố Thebes thể hiện Ramesses như một vị thần, cao gần 19 m và nặng khoảng 1.000 tấn.

a

Hai bức tượng Memnon khổng lồ.

Những vần thơ nổi tiếng của Helley lấy thi hứng từ thần tượng Ramesses II (khoảng 1290-1224 TCN) trong Bảo tàng Anh và mô tả pho tượng khổng lồ bằng đá granite đỏ của vị Pharaoh này trong ngôi đền tang lễ của nhà vua tại bờ tây Thebes. Kích thước và âm hưởng thần linh của các pho tượng Ai Cập khổng lồ được chuyển tải rõ nhất qua các pho tượng Memnon khổng lồ, nhỏ hơn tượng Ramesseum một chút, được bảo tồn chu đáo. Bức tượng Amenhotep III (khoảng 1391-1353 TCN) được đặt bên lối vào đền tang lễ của nhà vua ở tây Thebes, nay chỉ còn phần móng và có đồng ruộng bao quanh. Mỗi tượng khổng lồ được chạm từ một khối đá quartizite riêng lẻ màu vàng, màu của mặt trời. Hiện nay, tượng cao 15,6 m. Nếu còn vương miện, bức tượng có thể cao đến 18 m. Mỗi tượng được đặt ngồi trên đế cao 2,3 m, cũng được làm từ khối đá rời.

Tuy tượng Memnon và Ramesseum khổng lồ được chạm trổ từ các khối đá riêng lẻ lấy từ các mỏ đá nhưng cũng chưa phải là những tảng đá nguyên khối lớn nhất mà người Ai Cập cổ đại từng vận chuyển. Ở Tanis, miền bắc Ai Cập, những mảnh vỡ từ bốn pho tượng granite khổng lồ của Ramesse II cho thấy, chúng phải cao từ 21 đến 28 m.

Khai thác và vận chuyển đá

Các tảng đá quartizite dùng để tạc tượng Memnon khổng lồ đều lấy từ mỏ đá Gebelel-Ahmar, cách Thebes khoảng 700 km. Quartizite là loại đá cứng, không thể xử lý bằng các loại công cụ kim loại hiện có. Tuy nhiên, các dấu vết còn lại trên vách tường ở mỏ đá đều khác với dấu nện vào đá ở Aswan. Người Ai Cập cổ đại đã sử dụng một loại dụgn cụ chạm trổ nào đó, có thể là cuốc chim nặng bằng đá. Cũng như đối với cột tháp, các tảng đá làm tượng khổng lồ cũng được khai thác từ mỏ bằng các hào cách ly xung quanh và bên dưới tảng đá, có lễ cắt đá theo bề mặt thẳng đứng để việc lấy đá ra khỏi mỏ đơn giản hơn.

Người Ai Cập thể hiện tác phẩm nghệ thuật của mình từ các tảng đá hình chữ nhật theo tỷ lệ chính xác. Trên mỗi bề mặt của tảng đá, người ta vẽ một hệ thống các ô vuông, phải vẽ đúng theo tỷ lệ của pho tượng. Kế đến, cắt bớt phần đá thừa để pho tượng gần giống với hình dạng sau cùng. Những tay thợ cả lành nghề có trách nhiệm trau chuốt tác phẩm cho hoàn thiện. Tuỳ theo vật liệu, tượng thường được đánh bóng hay sơn phết. Nghệ thuật tạc tượng và các chi tiết kiến trúc Ai Cập thường hoàn thiện sau khi được dựng lên vì có thể bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Nhiều tượng thần được chạm trổ ngay tại mỏ để giảm bớt trọng lượng.

Các tảng đá Amenhotep III và Ramesses II dùng để tạc tượng khổng lồ đều là những vật thể lớn nhất người Ai Cập từng vận chuyển. Mỗi bức tượng Memnon khổng lồ nặng 700 tấn, tượng Ramesses II nặng 1.000 tấn. Có lẽ tất cả được vận chuyển bằng đường bộ. Tuy không có tư liệu nào liên quan đến việc vận chuyển những khối đá đặc biệt này nhưng có một bức tranh từ thời Trung vương quốc (khoảng 1850 TCN) miêu tả cảnh vận chuyển một bức tượng nhỏ hơn của Djehutyhotep. Bức tượng này nặng khoảng 58 tấn, được ghép thẳng đứng trên một thanh trượt bằng gỗ, có buộc bốn dây thừng. Mỗi dây do một nhóm 43 người kéo. Có một người đứng trên thanh trượt và đổ nước vào phía trước rãnh trượt để làm chất bôi trơn.

Thử nghiệm bằng một thanh trượt có tải cho thấy, cần ba người để đủ sức kéo một tấn tải trọng trên mặt đất bằng phẳng. Điều này cho thấy, cần khoảng 2.100 người để kéo pho tượng memnon khổng lồ lên dốc và cần nhiều người hơn để xây dựng một đường trượt bằng phẳng và vững chắc để làm trơn đường đi của tượng, để tránh lún ở vùng đất mềm.

Quy mô của đoàn người, kể cả thợ đá, bảo vệ và lao động tay nghề cao chắc chắn phải lớn hơn nhiều số người tối thiểu cần để di chuyển mỗi tảng đá. Số lao động bổ sung và đảm bảo phải có đủ nhân lực để di chuyển tượng qua vùng đất gồ ghề khi cần sẽ gấp ba lần con số này.

Tượng khổng lồ phải di chuyển trên một quãng đường xa. Người ta nhất trí rằng trên quãng đường vận chuyển những tảng đá vượt sông đến bờ tây, có lúc phải chất đá lên thuyền. Vì thế, các pho tượng được kéo dọc theo kênh đào (nơi dòng chảy yếu hơn) ít nhất một đoạn trong chuyến đi.

Sau nhiều năm tháng, cuối cùng bức tượng cũng đến nơi phải đến. Phương pháp dựng tượng thẳng đứng có lẽ giống với phương pháp dựng cột tháp. Khi tượng đã đứng đúng vị trí trên đế tượng, người ta sẽ dựng giàn giáo gỗ xung quanh tượng để các nhà điêu khắc lành nghề trau chuốt, hoàn thiện và chạm trổ các phong cảnh chạm nổi ở các cánh ngai vàng.

Tượng Memnon khổng lồ vẫn sừng sững cho đến nay, dù ngôi đền phía trước đã bị phá huỷ. Thậm chí bức tượng còn nổi tiếng hơn khi bị hư hỏng vì động đất năm 27 TCN. Tượng khổng lồ phía bắc bị hỏng nghiêm trọng. Có lời đồn đại rằng, tượng phát ra tiếng động kỳ quái khi mặt trời mọc. Nguyên nhân có lẽ do hơi ẩm trong tượng và giãn nở. Du khách thời xưa đặt tên là “Memnon biết hát”. Memnon là tên gọi đến ngày nay để ca ngợi nữ thần bình minh. Đáng tiếc, tiếng hát đã mất đi khi tượng được hoàng đế La Mã Septimius Severus sùng đạo phục chế.

(Theo 70 kỳ quan thế giới cổ đại)

Nguồn: Vnexpress.net

Du lịch nước ngoài

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn