Nỗi lòng những người làm du lịch mùa dịch Covid-19: Chấp nhận mất lương để “sinh tồn”, cố gắng cầm cự bằng nhiều cách khác nhau

0
133

Là một trong những ngành kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19, những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch cũng khó tránh khỏi cảnh “trắng tay” trong giai đoạn này. Làm cách nào mà họ vượt qua được?

Giữa lúc tình hình dịch bệnh chuyển biến phức tạp và khó lường, tất cả người dân đều được khuyến khích nên ở nhà, thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng nửa tháng. Trên thực tế, trước đó nhiều người đã tự ý thức việc tránh đi chơi xa hay tụ tập nơi đông người. Bằng chứng là việc hàng chục nghìn phòng khách sạn bị huỷ bỏ, những lịch trình du lịch đã lên từ lâu cũng “tan tành theo mây khói”. Chẳng ai dám bước chân ra đường ăn uống, lê la hàng quán nữa, huống chi là việc đi du lịch.

Trước tình cảnh này, bức tranh du lịch tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới giờ trở nên ảm đạm hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, chính những người hoạt động trong các ngành nghề liên quan cũng phải đối mặt với muôn vàn khó khăn từ trên trời rơi xuống, tự mình tìm ra hướng đi tốt nhất để sinh tồn trong những ngày tăm tối.

Một Phó Giám đốc – giảng viên có mức thu nhập “khủng”, giờ cũng phải dùng tiền tiết kiệm để “cầm cự”

Là một người đã dành gần 8 năm gắn bó với lĩnh vực du lịch, anh Nguyễn Quang Vũ (30 tuổi, hiện đang là Phó Giám đốc công ty cổ phần Hatika Travel) không tránh khỏi “cú sốc” do dịch Covid-19 gây ra. Đối với anh, du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của các quốc gia nói chung và địa phương nói riêng. Nó không chỉ tạo cho anh nguồn thu nhập ổn định mà còn mang lại khối lượng công việc “khổng lồ” cho nhiều người lao động khác.

Công ty du lịch của anh Vũ được vận hành quanh năm, khai thác các ngành nghề dịch vụ lữ hành bao gồm: Đại lý vé máy bay, tổ chức chương trình du lịch, đặt dịch vụ phòng khách sạn, cho thuê xe du lịch và đại lý vé tàu cao tốc, với 1 trụ sở chính cùng 5 văn phòng đại diện trải rộng khắp TP.HCM, Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu). Hàng tháng, anh Vũ có thể “bỏ túi” thu nhập lên đến hàng chục triệu đồng bằng công việc này.

Nỗi lòng những người làm du lịch mùa dịch Covid-19: Chấp nhận mất lương để “sinh tồn”, cố gắng cầm cự bằng nhiều cách khác nhau - Ảnh 1.

Anh Nguyễn Quang Vũ hiện đang là Phó Giám đốc một công ty du lịch – lữ hành với tổng cộng 6 chi nhánh trải dài khắp Việt Nam.

Tuy vậy, tình hình dịch bệnh phức tạp thực sự đã giáng một đòn nặng nề vào ngành du lịch nói chung cũng như công ty của anh nói riêng. “Từ ra Tết đến nay, chúng tôi đã phải huỷ và hoàn trả chi phí cho gần như tất cả các đoàn đặt dịch vụ từ trước đó đến hết tháng 06/2020, và dự kiến sẽ huỷ tiếp nếu tình hình dịch không kiểm soát tốt. Bên cạnh đó, hoạt động công ty đã bị tạm dừng do doanh nghiệp gần như không gánh nổi các chi phí đầu vào (mặt bằng, lương nhân viên, chi phí khác)” – anh Vũ chia sẻ.

Nỗi lòng những người làm du lịch mùa dịch Covid-19: Chấp nhận mất lương để “sinh tồn”, cố gắng cầm cự bằng nhiều cách khác nhau - Ảnh 2.

Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện tại thực sự khiến công ty anh bị “đóng băng” toàn bộ hoạt động, phải tạm đóng cửa vì không gánh nổi các chi phí đầu vào.

Đối với anh Vũ hiện tại, việc thắt chặt lại chi tiêu và tìm kiếm các công việc khác để có thu nhập là điều quan trọng nhất nếu muốn “sống sót” giữa mùa dịch còn kéo dài này. Được biết, anh còn có một “nghề tay trái” khác là giảng viên tại một số trường ĐH – CĐ trên địa bàn TP.HCM. Hiện tại, anh vẫn ngày ngày dạy học online cho sinh viên. Ngoài ra, bán hàng online cũng là công việc anh đang nhắm đến sắp tới. Còn trước mắt cứ sử dụng các khoản tiết kiệm còn lại để cầm cự.

“Hiện tại tôi đang lo lắng nhất về tình hình kiểm soát dịch. Đặc biệt, ý thức chấp hành của mỗi cá nhân cùng sự chung tay của cả cộng đồng mới là điều tiên quyết nhất. Thời gian kiểm soát dịch càng nhanh và hiệu quả thì các hoạt động kinh tế sẽ càng có cơ hội phục hồi mau chóng” – anh Vũ lạc quan cho biết.

Ngoài công việc như một Phó Giám đốc công ty du lịch & lữ hành, anh Vũ còn có “nghề tay trái” khác là một giảng viên Đại học.

Chủ tour cũng lao đao vì “trắng tay” khách du lịch mùa dịch bệnh

Anh Nguyễn Kỳ Luc Ky (thường được gọi là Lucky) “bén duyên” với công việc dẫn tour cho khách du lịch ghé thăm đảo Bình Hưng (Cam Ranh, Khánh Hoà) bắt đầu từ năm 2014. Từ lúc mới bắt tay vào làm du lịch đến năm 2017, lượng khách cũng chỉ lai rai vì người ta chưa biết đến Bình Hưng nhiều. Sau khoảng thời gian đó cho đến nay, hòn đảo xinh đẹp được mệnh danh “Maldives của Việt Nam” này ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên các phương tiện truyền thông – mạng xã hội cũng là lúc anh “ăn nên làm ra”, có nguồn thu nhập ổn định cho cả gia đình.

Nỗi lòng những người làm du lịch mùa dịch Covid-19: Chấp nhận mất lương để “sinh tồn”, cố gắng cầm cự bằng nhiều cách khác nhau - Ảnh 4.

Anh Lucky vốn là một chủ tour – hướng dẫn viên du lịch đang hoạt động trên đảo Bình Hưng (Cam Ranh, Khánh Hoà).

Từ lúc tình hình dịch bệnh trở nên phức tạp, anh Lucky quyết định đóng hẳn tour kể từ ngày 11/3. “Toàn bộ 5 hướng dẫn viên kiêm photographer đều tạm dừng hoạt động, 2 đầu bếp và 8 nhân viên phục vụ cũng phải nghỉ việc. Thực ra từ sau Tết nguồn thu nhập đã giảm đáng kể rồi, đến lúc này thì con số đó gần như bằng 0 luôn!” – anh Lucky buồn bã nói.

Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, anh Lucky dừng hẳn việc khai thác tour và đón khách. Đối với anh, khó khăn cũng có nhưng tình hình an toàn sức khoẻ của mọi người vẫn nên đặt lên hàng đầu.

Bây giờ, điều mà kể cả anh hay các chủ tour, hướng dẫn viên du lịch cũng như người dân trên hòn đảo nhỏ này mong mỏi chính là dịch bệnh sẽ qua mau để lượng khách lại trở nên ổn định. Anh chia sẻ nếu tình hình còn kéo dài, toàn bộ các chủ tour như anh cùng nhân viên của mình sẽ đói. Hiện tại, anh Lucky chỉ biết cắn răng sử dụng nguồn quỹ tích trữ từ bấy lâu cũng như buôn bán thêm các loại hải sản online để có thu nhập.

Nỗi lòng những người làm du lịch mùa dịch Covid-19: Chấp nhận mất lương để “sinh tồn”, cố gắng cầm cự bằng nhiều cách khác nhau - Ảnh 6.

Theo anh Lucky, không chỉ mỗi mình mà rất nhiều các chủ tour hay HDV du lịch khác đều chịu sức ép không hề nhỏ trong giai đoạn khó khăn này.

Nỗi lòng những người làm du lịch mùa dịch Covid-19: Chấp nhận mất lương để “sinh tồn”, cố gắng cầm cự bằng nhiều cách khác nhau - Ảnh 7.

Những ngày rảnh rỗi không đi tour, anh chủ động bán các mặt hàng biển, hải sản online để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.

Photographer “ế show” tranh thủ thời gian quý báu ở nhà để luyện thêm các kỹ năng mới

Những ai yêu thích lĩnh vực nhiếp ảnh thì chắc hẳn sẽ biết đến Mai Văn Châu Thịnh – một Food Photographer, đồng thời cũng là chủ nhân kênh YouTube #mvcthinh với hơn 254k lượt đăng ký chuyên chia sẻ các kiến thức và mẹo về nhiếp ảnh. Thịnh chia sẻ do đặc thù công việc là freelancer (làm tự do) nên thu nhập trước đây cũng lúc có lúc không, tùy thuộc vào từng giai đoạn và nhu cầu của khách hàng.

“Trước khi có dịch, mình vẫn đảm bảo có job đều đặn mỗi tháng, đa phần đến từ các quán cafe, nhà hàng, khách sạn. Bên cạnh đó, kênh YouTube cũng giúp mình có thêm thu nhập từ chi phí quảng cáo với các nhãn hàng, đủ để trang trải mọi sinh hoạt phí, vui chơi và du lịch.” – anh chàng tiết lộ.

Nỗi lòng những người làm du lịch mùa dịch Covid-19: Chấp nhận mất lương để “sinh tồn”, cố gắng cầm cự bằng nhiều cách khác nhau - Ảnh 8.

Những ai là một fan của nhiếp ảnh chắc hẳn sẽ biết đến cái tên Mai Văn Châu Thịnh, hay còn thường được gọi là #mvcthinh.

Nỗi lòng những người làm du lịch mùa dịch Covid-19: Chấp nhận mất lương để “sinh tồn”, cố gắng cầm cự bằng nhiều cách khác nhau - Ảnh 9.

Hiện tại, anh chàng đang sở hữu một kênh YouTube chuyên về nhiếp ảnh với hơn 254k subscribes.

Cho đến khi dịch Covid-19 bùng phát, ai cũng biết tất cả các nhà hàng, quán cafe đều tạm ngưng kinh doanh hoặc cắt giảm tối đa các nguồn chi tiêu. Thế nên Thịnh tạm “thất nghiệp”, cả kênh YouTube cũng không còn nhận khách book quảng cáo. Ngoài ra, một job quảng bá hình ảnh du lịch Nhật Bản của anh chàng cũng bị hoãn vô thời hạn.

“Trong giai đoạn này, mình nghĩ tiết kiệm là quốc sách. Ngoài ra, sao không tận dụng quỹ thời gian rảnh để trau dồi thêm các kỹ năng hỗ trợ cho công việc của mình để tránh “lụt nghề”. Thực sự bây giờ mình vẫn đang tiêu tiền kiếm được từ những tháng trước. Tuy nhiên nếu tình hình còn kéo dài, chắc bản thân phải kiếm thêm một công việc gì đó khác thôi!” – Thịnh bộc bạch.

Giai đoạn hiện tại, Thịnh gần như phải tạm hoãn lại tất cả các công việc với nguồn thu nhập ổn định của mình. Thay vào đó, anh chàng tập tành học thêm nhiều thứ mới để trau dồi tay nghề.

Là một freelance photographer về du lịch – prewedding khá nổi tiếng trên cộng đồng mạng, Nguyễn Thế Vinh (27 tuổi, hiện đang sinh sống tại Sài Gòn) cũng có rất nhiều băn khoăn trong mùa dịch này. Theo Vinh, lúc trước đi chụp dù nắng mưa thất thường, nguồn thu nhập cũng không gọi là ổn định nhưng lúc nào anh chàng cũng thấy vui vì được đi khắp nơi, học hỏi và giao lưu thêm những thứ mới, bạn bè mới.

Nỗi lòng những người làm du lịch mùa dịch Covid-19: Chấp nhận mất lương để “sinh tồn”, cố gắng cầm cự bằng nhiều cách khác nhau - Ảnh 11.

Nguyễn Thế Vinh cũng là một cái tên photographer khá hot trên cộng đồng mạng với những bức hình du lịch và prewedding (ảnh cưới) xinh lung linh.

Nỗi lòng những người làm du lịch mùa dịch Covid-19: Chấp nhận mất lương để “sinh tồn”, cố gắng cầm cự bằng nhiều cách khác nhau - Ảnh 12.

Đối với anh, làm nhiếp ảnh cũng có nguồn thu nhập thất thường. Tuy nhiên niềm vui lớn nhất chính là được đi khắp nơi, tìm tòi học hỏi thêm nhiều thứ mới.

Nỗi lòng những người làm du lịch mùa dịch Covid-19: Chấp nhận mất lương để “sinh tồn”, cố gắng cầm cự bằng nhiều cách khác nhau - Ảnh 13.

“Kể từ lúc dịch bệnh hoành hành, hầu như lượng khách hàng của mình giảm đáng kể. Cưới hỏi thì phải tạm dừng, du lịch cũng hoãn lại. Tất nhiên điều đó làm mình khá buồn nhưng chỉ đôi chút thôi, vì mình nghĩ còn có những người lao động khác họ còn khổ gấp trăm lần mình. Giữa tình cảnh thế này, mình không để thời gian trôi qua vô ích. Mỗi ngày bản thân đều rèn luyện thêm kĩ năng khác cho thành thạo, học những phần mềm mới. Ngoài ra, mình cũng đang gấp rút hoàn thành một bộ phim du lịch ở Na Uy và Thuỵ Sĩ để kịp lên sóng cho các bạn đó nha!” – Vinh lạc quan cho biết.

Hiện tại, anh chàng cũng phải tạm hoãn lại tất cả mọi hoạt động cũng như dự án chụp cho khách vì tình hình dịch bệnh.

Sinh viên làm thêm trong nhà hàng – khách sạn “nuốt nước mắt” tạm nghỉ việc

Đối với Huỳnh Lê Hải Triều (22 tuổi, hiện đang là sinh viên năm cuối ngành Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành – ĐH KHXH&NV TP.HCM), mùa dịch thực sự đã cướp đi của bạn một “chén cơm” đúng nghĩa. Trước đó, Triều đang làm nhân viên cũng như thực tập sinh tại nhà hàng trong một khách sạn nổi tiếng ở Quận 1. Trước đó, thu nhập của cô bạn khá ổn định, do đang rơi vào mùa cao điểm nên lượng khách đông, doanh thu của khách sạn cao kéo theo tiền thưởng của nhân viên cũng cao.

Nỗi lòng những người làm du lịch mùa dịch Covid-19: Chấp nhận mất lương để “sinh tồn”, cố gắng cầm cự bằng nhiều cách khác nhau - Ảnh 15.

Hải Triều là sinh viên năm cuối đang theo học ngành du lịch tại một trường ĐH trên địa bàn TP.HCM. Thời gian rảnh, bạn vẫn thường đi làm thêm trong các nhà hàng – khách sạn để có thêm nguồn thu nhập cũng như củng cố các kỹ năng, kiến thức mình học được.

“Tuy nhiên hơn 1 tháng nay, do ảnh hưởng nặng nề của mùa dịch nên hầu hết các nhà hàng – khách sạn đều cắt giảm nhân sự, buộc nhân viên nghỉ không lương từ 4 – 6 ngày thậm chí là 1 tháng. Số giờ công cũng không còn nhiều như trước nên thu nhập của mình cũng chỉ vừa đủ trang trải các chi phí ở Sài Gòn. Cho đến khi có lệnh cách ly xã hội thì tất cả các nhà hàng đều tạm dừng hoạt động. Mình cũng đành nghỉ ngơi một thời gian để về quê phụ giúp gia đình, tiết kiệm các khoản phí ở Sài Gòn, đồng thời cũng tập tành bán hàng online để kiếm thêm.” – Triều cho biết.

Nỗi lòng những người làm du lịch mùa dịch Covid-19: Chấp nhận mất lương để “sinh tồn”, cố gắng cầm cự bằng nhiều cách khác nhau - Ảnh 16.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện tại khiến Triều phải tạm dừng công việc đang cho mình mức thu nhập khá tốt. Thay vào đó, cô bạn về quê phụ giúp gia đình và tập tành bán hàng online để “cầm cự” trong giai đoạn này.

Dịch bệnh có thể hoành hành, gây áp lực nặng nề cho ngành du lịch, cướp đi biết bao nguồn thu nhập ổn định của những người trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực này. Thế nhưng một điểm chung có thể thấy ở họ chính là tinh thần lạc quan cùng sự đồng lòng “chống dịch như chống giặc”. Xin mượn một câu của Mai Văn Châu Thịnh để kết lại: “Mong sao cả cộng đồng hãy chia sẻ bớt gánh nặng cho nhau, mỗi người chịu thiệt thòi một chút để giúp đỡ cho những người còn khó khăn hơn mình. Việt Nam quyết thắng dịch bệnh!”.

Nỗi lòng những người làm du lịch mùa dịch Covid-19: Chấp nhận mất lương để “sinh tồn”, cố gắng cầm cự bằng nhiều cách khác nhau - Ảnh 17.

Nguồn: KENH14.VN

Điểm đến du lịch

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn