Nơi người dân ‘từ chối thiên đường’

0
157

Bộ lạc Badui ở Indonesia cảm thấy thoải mái khi không tiếp xúc với cuộc sống hiện đại, trong khi các du khách thì đánh giá rằng, họ thực sự đang “chối bỏ thiên đường” nếu vẫn giữ vững quan điểm này.

Người dân ở bộ lạc Badui thường tự gọi mình là Urang Kanekes. Urang nghĩa là người Sundan, còn Kanekes là tên của vùng lãnh thổ thiêng liêng của họ, nằm trong núi Kendeng ở phía nam Banten, đảo Java. Người dân Badui luôn kiểm soát việc tương tác của thế giới bên ngoài tới cuộc sống của họ, nhằm duy trì truyền thống có từ lâu đời.

noi-nguoi-dan-tu-choi-thien-duong

Cuộc sống của người Badui, Indonesia vẫn còn rất thô sơ. Ảnh: Indonesia-tourism.

Người Badui tin rằng, hạn chế với giao tiếp bên ngoài sẽ giúp họ có sức mạnh. Tại đảo Java, Badui cũng được coi là những người có sức mạnh siêu nhiên, và họ luôn cố gắng củng cố danh tiếng này qua mỗi thế hệ. Do đó, họ không muốn tiếp xúc với người bên ngoài hay đón nhận mọi thứ liên quan đến cuộc sống hiện đại. Họ hài lòng với cả cuộc sống thô sơ, đơn giản như hàng trăm năm qua.

Những du khách khi tới Java tham quan rất ngạc nhiên với quan điểm không tiếp cận nền văn minh nhân loại của bộ tộc này. Nhiều người đã gọi đùa đây là nơi ở của những người “từ chối thiên đường”.

Bên cạnh đó, những hiểu biết của người ngoài về bộ tộc này vẫn không nhiều ngoài việc tôn giáo của họ ảnh hưởng cả Ấn Độ giáo và Phật giáo. Người dân ở đây không theo đạo Hồi, đạo mà chính phủ đang nỗ lực hướng họ theo. Tương truyền rằng, tổ tiên của người Badui vì chống lại người Hồi giáo, bị thất thủ và chạy lên vùng đất này ẩn nấp, sinh sống.

noi-nguoi-dan-tu-choi-thien-duong-1

Đàn ông Badui được đánh giá là khá hiền lành, nhút nhát. Ảnh: Pinterest.

Ngày nay, người dân Badui vẫn tiếp tục bảo vệ di sản văn hóa truyền thống, bất chấp mọi nỗ lực của chính phủ để “hiện đại hóa”. Họ từ chối mọi thay đổi và tin rằng, họ có nhiệm vụ duy trì sự hài hòa, cân bằng trong vũ trụ. Mà điều này lại phụ thuộc vào việc bảo tồn văn hóa địa phương.

Để đảm bảo cho việc bảo vệ này, xã hội Badui chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất nằm ở ba làng thiêng liêng nhất, hay lãnh thổ cấm và họ được gọi là các thành viên trong sạch. Họ bảo vệ cộng đồng khỏi việc tác động từ bên ngoài, nhằm đảm bảo độ tinh khiết. Nơi đây không được phép nhập khẩu bất kỳ thứ gì từ cuộc sống bên ngoài, trừ lưỡi dao. Các thành viên này cũng không khuyến khích người ngoài tiếp cận với văn hóa của họ.

Nhóm thứ hai, sống trong các ngôi làng còn lại. Do mọi thứ khan kiếm nên họ phải phụ thuộc kinh tế vào những người Hồi giáo nói tiếng Sudan. Mặc dù đã tiếp xúc với thế giới hiện đại, nhưng sự thù địch với cuộc sống bên ngoài vẫn không hề giảm ở những con người này. Họ từ chối chào đón các du khách ghé thăm.

Mối quan hệ với chính phủ và người ngoài, được thông qua một người quản lý. Người làm nhiệm vụ trung gian này sẽ chắt lọc thông tin và thông báo trực tiếp với Pu’un, người có quyền lực tối cao trong xã hội Badui. Mỗi làng ở lãnh thổ cấm đều được đứng đầu bởi một Pu’un. Một Pu’un có thể đọc được suy nghĩ của người khác, dự đoán tương lai.

Theo truyền thống, các Pu’un bị cấm tiết lộ những bí mật về các nghi lễ, phong tục của người dân Badui. Chỉ có một số ít các nhà nhân chủng học đã thành công trong việc thu thập dữ liệu này.

Ngày nay, dưới áp lực của chính phủ, các Badui xây dựng một nhà thờ Hồi giáo trên lãnh thổ của họ. Thậm chí số lượng người dân của bộ tộc này cũng được giữ bí mật. Bên cạnh đó, chính phủ cũng gây áp lực với người Badui để họ gửi con em mình tới trường học.

Xem thêm Cuộc sống của những người giám hộ thần thánh

Nguồn: Vnexpress.net

Du lịch nước ngoài

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn