Nỗi niềm của những người xe ôm Việt Nam lên báo nước ngoài

0
160

Lê Văn Nho năm nay 73 tuổi, hành nghề xe ôm ở trước cửa chợ Bến Thành hơn 30 năm. Nhưng hiện tại, ông không chắc chắn mình còn có thể cầm cự được bao lâu trước tình trạng ngày một ế khách.

“Tôi biết thành phố này như lòng bàn tay, tất cả lối tắt để tránh tắc đường. Nhưng công việc này hiện không còn mang lại đủ tiền để sống. Trước đây, tôi kiếm ít nhất 200.000 đồng mỗi ngày. Nhưng bây giờ, con số đó là 80.000 -100.000 đồng”, Lê Văn Nho, một xe ôm ở TP HCM nói với EFE.

noi-niem-cua-nhung-nguoi-xe-om-viet-nam-len-bao-nuoc-ngoai

Một người xe ôm đang ngồi đợi khách ở trung tâm Hà Nội. Bức ảnh được chụp vào ngày 9/1. Ảnh: AFP.

Sự xuất hiện của Uber và Grab, một ứng dụng giao thông rất phổ biến tại châu Á, đang là ngọn nguồn cho việc thu nhập của những người làm xe ôm “truyền thống” như ông Nho thấp đi rất nhiều.

Xe ôm truyền thống thường có thói quen trả giá với khách trước khi lên đường. Do vậy, nhiều tài xế đã không thể cạnh tranh được với mức giá được cung cấp bởi hai ứng dụng trên. Ngoài giá rẻ, các ứng dụng gọi xe còn thu hút nhiều khách hàng hơn nhờ việc họ biết trước được hành trình đi của mình, cũng như giá cả.

Dù hai hãng này đã tuyển dụng hàng nghìn lái xe về “đội” của mình, nhưng nhiều người đã từ chối tham gia. Một phần vì họ là những người có tuổi, không am hiểu công nghệ và cũng “ngại” học hỏi cái mới. Một số khác thì không chấp nhận chia tỷ lệ phần trăm thu nhập của mình cho các công ty này.

noi-niem-cua-nhung-nguoi-xe-om-viet-nam-len-bao-nuoc-ngoai-1

Xe ôm là một trong những phương tiện đi lại phổ biến của người dân và du khách khi đến Việt Nam. Ảnh: Istock.

“Tôi đã được họ mời. Nhưng tôi quá già để học cách sử dụng điện thoại thông minh. Cũng quá tốn kém để tôi mua một chiếc điện thoại cảm ứng mới”, ông Nho nói.

Còn ông Sáu, một tài xế xe ôm 56 tuổi, người ngồi gần ông Nho cho biết mình từ chối vì tỷ lệ chia phần trăm của các công ty này. “Tôi không muốn chia sẻ với họ 15% những gì tôi kiếm được. Giá thành được giảm vì lái xe của họ là những người trẻ, họ làm việc bán thời gian và kiếm thêm chứ không như chúng tôi”.

Chính vì thị phần khách hàng của xe ôm truyền thống đang dần bị xe ôm hiện đại lấy mất, nên giữa hai thế cực này đã có những cuộc đối đầu đầy bạo lực tại nhiều khu vực trong thành phố. Có ít nhất 65 tài xế từng bị tấn công bởi xe ôm truyền thống trong tháng 12/2016.

Theo News, các vụ tấn công này đã được báo cảnh sát và tài xế của các hãng xe trên đã được thông báo để cảnh giác. Phần lớn cuộc giao tranh diễn ra ở những nơi được coi là địa điểm độc quyền của các xe ôm truyền thống. Một trong số đó là các bến tàu, sân bay và điểm xe bus.

Văn Thanh Sang, một lái xe 42 tuổi, người thường đứng trước điểm xe bus trả khách, cho biết không ủng hộ bạo lực. Nhưng anh tin rằng những người xe ôm khác làm vậy chỉ vì họ muốn giữ lại miếng cơm manh áo cho mình.

Còn Phạm Ngô An, một xe ôm truyền thống khác cho biết, việc xung đột này cũng một phần vì những người đó tức giận khi thị phần khách hàng của họ bị lấy mất, dẫn đến thu nhập giảm đi đáng kể.

Ngoài ra, các lái xe của các công ty cài ứng dụng giao thông trên điện thoại cũng cố gắng tránh xung đột với những người xe ôm truyền thống. “Tôi không bao giờ đi đến sân bay, các trạm xe bus vì sợ”, Hiếu, một tài xế taxi 24 tuổi cho biết.

Nguồn: Vnexpress.net

Điểm đến du lịch

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn