Ôn lại bài cũ: Cẩm nang du lịch 4.0 từ A đến Z cho một chuyến đi trọn vẹn!

0
Ôn lại bài cũ: Cẩm nang du lịch 4.0 từ A đến Z cho một chuyến đi trọn vẹn!

Sau hơn nửa năm phải chôn chân ở nhà vì Covid-19, chắc chắn hội đam mê du lịch đang “rần rần” khi có thông báo chính thức mở lại đường bay Quốc tế. Hãy nhanh ôn lại bài cũ, nằm lòng những kĩ năng xê dịch để có một chuyến đi thật chất lượng nào!

Trong thời đại 4.0 tất nhiên chúng ta cũng phải “upgrade” danh sách hành trang du lịch của mình đúng không nào? Với sự trợ giúp của các ứng dụng tiện lợi được tích hợp chỉ trong một chiếc smartphone, chúng ta hoàn toàn có thể lên một kế hoạch “tẩu thoát” cực kì chi tiết! Vậy đó là gì?

1. Xác định điểm đến – tham khảo review

*App được đề xuất: TripAdvisor

Ôn lại bài cũ: Cẩm nang du lịch 4.0 từ A đến Z cho một chuyến đi trọn vẹn! - Ảnh 1.

TripAdvisor giống như một diễn đàn – nơi mọi người có thể tìm thấy được rất nhiều lời khuyên cũng như “feedback” về thông tin khách sạn, điểm tham quan, địa điểm ăn uống. Ứng dụng du lịch này sẽ giúp bạn tham khảo các đánh giá của những du khách khác về điểm dịch vụ du lịch sau khi họ trải nghiệm, với góc nhìn thật 100% của người đã trải nghiệm.

TripAdvisor đang được xem là cộng đồng du lịch lớn nhất thế giới với lượt truy cập hàng tháng tới hơn 60 triệu và hơn 100 triệu đánh giá. Chính vì vậy, nếu bạn là một người kĩ lưỡng trước khi đi du lịch và muốn có một kì nghỉ trọn vẹn nhất, đừng quên tham khảo bất cứ thứ gì bạn muốn tại TripAdvisor nhé!

2. Đặt vé máy bay

*App được đề xuất: Traveloka, Agoda

Sau khi đã xác định được điểm đến, việc tiếp theo chắc chắn là săn vé máy bay rồi! Mình đánh giá cao cả 2 ứng dụng đặt vé hàng đầu hiện nay chính là Traveloka và Agoda.

Tuy nhiên, mình sẽ ưu tiên Traveloka vì sự tiện lợi hơn. Các bạn hoàn toàn có thể tham khảo giá chi tiết của từng chuyến bay, so sánh sự chênh lệch mức vé, dễ dàng săn deal, đổi điểm… Bên cạnh đó biên lai cũng sẽ được gửi đến email của bạn dưới dạng vé điện tử và chỉ cần xuất trình điện thoại khi làm thủ tục, không cần gọi điện xác minh hoặc in vé/ hóa đơn phức tạp nhiều công đoạn như trước nữa.

Traveloka cực kì tiện lợi trong việc đặt vé và săn vé máy bay giá rẻ!

3. Chọn nơi nghỉ dưỡng (khách sạn, homestay, dorm…)

*App được đề xuất: Airbnb, Traveloka

Xét riêng về mặt này cả Airbnb và Traveloka đều có những ưu điểm riêng. Nếu bạn muốn nghỉ dưỡng tại khách sạn, resort thì Traveloka sẽ rất tiện lợi cho bạn trong việc tham khảo review, săn deal giảm giá, đồng thời áp dụng các điểm đã tích được từ việc mua vé máy bay để giảm bớt chi phí.

Nhưng nếu bạn là người thích không gian độc, lạ không quá thương mại hóa thì Airbnb chính là ứng dụng dành cho bạn. Airbnb đã và đang mang đến những trải nghiệm cực kỳ thú vị, độc đáo dành cho người trẻ.

Trải nghiệm ở không gian của Airbnb sẽ khác so với trải nghiệm tại khách sạn, resort.

4. Giao tiếp

*App được đề xuất: Google Translate

Ôn lại bài cũ: Cẩm nang du lịch 4.0 từ A đến Z cho một chuyến đi trọn vẹn! - Ảnh 8.

Đây thậm chí được mệnh danh là ứng dụng để “sinh tồn” của bạn, đặc biệt là các chuyến đi nước ngoài. Google Translate có khả năng dịch được 103 ngôn ngữ viết khác nhau, bằng cách nhập vào các kí tự, “vẽ” kí tự (với chữ tượng hình) hoặc nói trực tiếp vào micro của điện thoại.

Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể tham khảo các app dịch thuật khác như Waygo – ứng dụng có thể dịch nhanh ngôn ngữ từ biển hiệu, menu… bằng cách scan từ camera smartphone mà không cần đến kết nối Internet. Đây là ứng dụng đặc biệt mà bạn cần sở hữu nếu đến Hàn Quốc hoặc Nhật Bản.

Hiện nay có khá nhiều app dịch thuật nhưng cá nhân mình vẫn mạnh dạn ưu tiên Google Translate. Tất nhiên là vì chúng ta đã quá quen thuộc với nó, thao tác dễ sử dụng, chứ nếu đang cần hỏi gấp lại luống cuống thì thôi… “toang”!

5. Di chuyển “bốn phương tám hướng”

*App được đề xuất: MAPS.ME, Google Map

MAPS.ME và Google Maps

Lần này mặc dù Google cũng quen đó, nhưng mình sẽ xếp vào lựa chọn thứ 2, vì chúng ta đã có một ứng dụng có thể làm tốt hơn những gì mình cần – chính là MAPS.ME.

Một sự thật là chúng ta mạnh dạn đi, mạnh dạn khám phá với nhiều slogan như “không gì không thể”, hoặc “không biết thì tra Google”. Thế nhưng câu chuyện sẽ rơi vào bế tắc, ý chí sẽ đi vào ngõ cụt nếu nơi bạn muốn đến hoặc bạn đang đứng giữa một điểm dừng không có WiFi, không có 3G thì sẽ ra sao? Lúc đó, Google Maps hoàn toàn trở nên vô dụng. Chính vì vậy mà mình khuyên các bạn nên sử dụng MAPS.ME – ứng dụng bản đồ và chỉ đường offline ngay từ đầu luôn cho đỡ lấn cấn!

Ôn lại bài cũ: Cẩm nang du lịch 4.0 từ A đến Z cho một chuyến đi trọn vẹn! - Ảnh 12.

Bạn chỉ cần tìm chọn bản đồ quốc gia bạn đang phượt, nhấn chọn download, sau đó kết hợp cùng GPS của máy là bạn thoải mái dò đường, xem bản đồ đi Đông Tây Nam Bắc rồi!

6. Chi tiêu một cách thông minh

*App đề xuất: XE currency, Sổ thu chi MISA

Kiểm tra tài chính là một bước vô cùng quan trọng trước khi đi du lịch nước ngoài mà hầu như các bạn đều bỏ qua. Việc quản lý tài chính và tiêu xài thông minh cũng là một trong những yếu tố tạo nên chuyến du lịch trọn vẹn.

Trong đó, XE currency được nhiều travel blogger đánh giá tương đối tốt trên các hội nhóm du lịch vì là ứng dụng chuyển đổi tỉ giá đáng tin cậy nhất hiện nay! Thao tác ứng dụng nhanh gọn và trực quan nên bạn sẽ có kết quả chuyển đổi ra nhiều loại tiền tệ từ một đồng tiền ban đầu chỉ sau một cú click.

Còn ứng dụng MISA là ứng dụng miễn phí giúp bạn quản lý chi tiêu bằng cách ghi chép lại các khoản thu chi hằng ngày, thống kê các khoản chi theo mục và ghi chú cụ thể. Giao diện dễ sử dụng, trực quan nên không chỉ giúp bạn quản lý tiền bạc trong chuyến đi, mà còn có thể đóng vai trò một quyển nhật ký rất phù hợp nếu bạn đi du lịch dài ngày, bạn muốn viết blog, hay chia sẻ kinh nghiệm vi vu của mình.

Vừa rồi là những ứng dụng hữu ích nhất mà mình nghĩ ai cũng cần có, một tips cho các bạn là hãy để tất cả vào một thư mục cho dễ tìm nhé. Chúc các bạn sẽ có những chuyến du lịch thật trọn vẹn.

Nguồn ảnh: Internet

Nguồn: KENH14.VN