Pháo đài Mỹ trót xây nhầm trên lãnh thổ Canada

0
181

Pháo đài được khởi công vào năm 1816 trước khi Mỹ và Anh cùng tiến hành khảo sát lãnh thổ, phát hiện sai lầm đáng xấu hổ của phía Mỹ.

Trong suốt cuộc chiến giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và chiến tranh Mỹ – Anh (1812 – 1815), vùng biên giới giữa Canada và bang New York chứng kiến hàng loạt cuộc tranh chấp ác liệt. Phần lớn trong đó diễn ra ở hồ nước ngọt Champlain, nơi được Anh coi là tuyến tấn công trực diện vào trung tâm Mỹ. Nếu hành lang quan trọng này rơi vào tay quân đội Anh, kết quả của cuộc chiến đã hoàn toàn khác.

Lo lắng Anh sẽ tiếp tục xâm lược ngay sau chiến tranh 1812, Mỹ quyết định phòng thủ ở hồ Champlain. Một dải cát nhỏ mang tên Island Point được chọn để xây dựng pháo đài hình bát giác. Theo kế hoạch, khi pháo đài hoàn thành, những bức tường cao 9 m được trang bị 125 súng thần công, có thể hạ bất kỳ chiếm hạm nào tiến vào khu vực này.

Theo Hiệp ước Webster-Ashburton năm 1842, pháo đài Montgomery chính thức nằm trong lãnh thổ của Mỹ. Ảnh: Axel Drainville/Flickr.

Pháo đài bị bỏ hoang trong nhiều năm. Ảnh: Axel Drainville/Flickr.

Công trình khởi công vào năm 1816 và kéo dài 2 năm trước khi Mỹ và Anh cùng tiến hành khảo sát lãnh thổ, phát hiện sai lầm đáng xấu hổ. Pháo đài bị xây nhầm bên, nằm ngoài biên giới thực của Mỹ một dặm (khoảng 1,6 km) về phía nam. Bởi theo Hiệp ước Paris năm 1783, biên giới gốc giữa New York, Mỹ và Quebec, Canada đi dọc theo vĩ tuyến 45, tức pháo đài nằm trên đất Canada.

Việc xây dựng nhanh chóng bị dừng lại sau đó. Công trình chưa hoàn thành được đặt biệt danh là “Pháo đài Blunder” (Pháo đài ngớ ngẩn). Pháo đài bị bỏ hoang trong 20 năm tiếp theo, trước khi dân địa phương đến lấy đá và vật liệu đem đi xây nhà cùng các công trình công cộng.

Năm 1842, các nhà ngoại giao Anh và Mỹ thảo luận về vấn đề biên giới, trong đó có pháo đài này. Tuy nhiên, Mỹ khăng khăng biên giới mới được đẩy lên phía bắc, vừa đủ để pháo đài đang xây dở thuộc chủ quyền của mình. Điều này được chấp thuận, trở thành một trong những điều thương lượng trong Hiệp ước Webster-Ashburton năm 1842.

Pháo đài bị bỏ hoang trong nhiều năm. Ảnh: 95wombat/Flickr.

Theo Hiệp ước Webster-Ashburton, pháo đài Blunder chính thức nằm trong lãnh thổ của Mỹ. Ảnh: 95wombat/Flickr.

Sau đó, Mỹ bắt đầu tái xây dựng một pháo đài mới, đặt tên là pháo đài Montgomery để tưởng niệm Đại tướng Richard Montgomery – người anh hùng hy sinh trong cuộc xâm lược 1775 của Canada.

Pháo đài mới vẫn đang được thi công khi cuộc nội chiến Mỹ nổ ra vào năm 1860. Giữa những tin đồn về việc Anh từ Canada sẽ can thiệp chống phe Liên minh, người Mỹ nỗ lực để hoàn thành pháo đài. Khi cấu trúc cơ bản được dựng lên, pháo đài này cao 14,6 m, cao hơn dự định trước đó. Đến năm 1886, pháo đài được trang bị 74 súng bắn, tất cả đều hướng về phía Canada.

Tuy nhiên, khả năng diễn ra cuộc tấn công từ Canada hoàn toàn viển vông, trong nửa thế kỷ tiếp theo, những khẩu súng trên pháo đài dần được bỏ đi. Người dân địa phương dỡ bỏ gạch, gỗ, cửa sổ từ pháo đài mang về nhà. Cuối cùng, phần lớn pháo đài bị phá hủy, đá được sử dụng để làm móng cho cây cầu mới bắc qua hồ Champlain.

Tàn tích của pháo đài Montgomery qua tay nhiều người, trước khi thuộc về ngài Victor Podd vào năm 1983. Con cháu nhà Podd từng cố bán pháo đài trên eBay vào năm 2006, và từng được trả hơn 5 triệu USD. Song vụ mua bán này chưa từng hoàn tất, nên chủ nhân tiếp tục rao bán.

Một bảng hiệu gần pháo đài cho thấy giá bán pháo đài cộng với mảnh đất rộng hơn 38 ha là 2,95 triệu USD. Ảnh: Wikipedia.

Một bảng hiệu gần công trình cho thấy giá bán pháo đài cộng với mảnh đất rộng hơn 38 ha là 2,95 triệu USD. Ảnh: Wikipedia.

Vào tháng 9/2008, Liên đoàn Bảo tồn Bang New York đã liệt kê pháo đài Montgomery là một trong 7 di tích cần bảo tồn. Danh sách này ghi nhận ý nghĩa lịch sử của tàn tích pháo đài Montgomery. 

Hiện du khách có thể ghé thăm pháo đài Montgomery ở bờ tây của sông Hudson, hạt Orange, bang New York, Mỹ.

Pháo đài Mỹ trót xây nhầm trên lãnh thổ Canada

 
 
Pháo đài Mỹ trót xây nhầm trên lãnh thổ Canada

 Pháo đài Montgomery nhìn từ trên cao. Video: Michael Lykens.

Theo Amusing Planet

Nguồn: Vnexpress.net

Du lịch nước ngoài

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn