Pháo đài Van

0
165

Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia và Iran là quê hương của vương quốc Van hay Urartu đầy quyền uy (850-600 TCN), với nhiều pháo đài dùng để bảo vệ cả khu vực. Và trong số tất cả những pháo đài này, thành Van, nhìn xuống thủ đô Tushpa của vương quốc Urartu, là ấn tượng nhất.

Pháo đài Van.

Pháo đài Van.

Vùng đất này hội tụ trong một phong cảnh đẹp kỳ lạ: đồng bằng xen lẫn thung lũng hẹp và nhiều dãy núi cao như dãy Ararat cao hơn 5.000 m. Nhiều pháo đài được xây dựng để bảo vệ cho cư dân trong thành. Thời hoàng kim, các tường thành xây bằng gạch trát vữa, đế tường xây bằng đá đồ sộ với nhiều lỗ châu mai trắng, từ xa nhiều dặm đã đập vào tầm mắt. Một nhà văn thời cổ đại so sánh những pháo đài như các vì sao trên bầu trời.

Không nơi nào dốc đứng hơn thế

Người Urartu lợi dụng địa hình tự nhiên, xây dựng pháo đài ngay trên đỉnh đồi để nhìn bao quát các trung tâm dân cư. Một số đồi dài và hẹp không thể lãnh trách nhiệm bảo vệ. Thành Van là một minh hoạ tuyệt vời: thành xây trên dải núi có cạnh dốc đứng kéo dài hơn 1 km, nhưng hầu hết đều rộng chỉ 50 m, với chiều rộng tối đa khoảng 125 m. Ở nơi khác, pháo đài của người Urartu cách biệt với dải núi kề cận bằng một chiến hào rộng 10 m khoét vào đá.

Đôi lúc tường thành có các công trình phụ xây bằng các tảng đá khổng lồ đặt trực tiếp lên nền đất tự nhiên. Lúc đầu việc xây dựng tường thành buộc phải khoét đá dọc theo phần rìa của vết đá lộ. Đá khoét thành một loạt bậc thang, cao 1 m, trên đó xây phần móng tường. Công việc thực hiện bằng cuốc chim, búa tạ còn nguồn nhân lực đông đảo lấy từ số tù binh chiến tranh.

Tuyệt tác về công trình nề

Phần phía dưới tường thành được xây bằng đá tảng, không trát vữa, hơi nghiêng về phía sau Có nhiều cách gia công đá, nhưng thành Van sử dụng đá tảng bazan dài 6 m, vận chuyển từ một núi lửa cách đó 50 km.

Trong khi độ cao của công trình đá phụ thuộc vào vị trí, tường thành lại rộng khoảng 4,4 m, với các lớp xây đều đặn cao từ 50 cm đến 1 m. Lõi rỗng, được đầm chặt các loại đá nhỏ. Cách khoảng 10 m dọc theo tường thành có những tháp canh hay trụ ốp tường xây nhô ra, rộng khoảng 4 m. Trên đỉnh của công trình này là mái bằng, đôi khi có một lớp đá vôi để bảo vệ công trình khi độ ẩm cao.

Đây chính là kiến trúc thượng tầng thực sự bảo vệ pháo đài, được xây dựng bằng vật liệu truyền thống của vùng Trung Đông cổ đại, gạch phơi nắng trát vữa bùn. Sargon, thuộc nước Assyria trong năm 714 TCN, mô tả một pháo đài của người Urartu (có lẽ do ông chỉ huy cuộc đánh chiếm), rằng tường thành cao 120 m chưa kể chiều cao của chân tường bằng đá và các lỗ châu mai.

Kiểm soát gắt gao

Có một vài pháo đài bao quanh cung điện và đền đài, với chức năng chính là trung tâm hành chính và nhiều nhà kho trữ nông sản, thóc lúa, trái cây, thịt, dầu, rượu. Các công trình bên trong đặt ở các công trình khác nhau trên dải đất bậc thang khoét vào đá hay móng. Các đạo quân Assyria tích trữ lượng lúa mạch và lúa mì đáng kinh ngạc: một pháo đài có mặt bằng chứa đến 5.000 tấn. Chất lỏng như dầu và rượu trữ trong các vại gốm, mỗi vại dung tích 1.000 lít, một kho có khoảng 400 vại như thế. Chúng ta vẫn phải khâm phục trước một vương quốc tổ chức thật chặt chẽ. Tính chất đa dạng của cư dân trong vùng cho thấy hệ thống pháo đài được xây dựng để kiểm soát nội bộ hơn là chống ngoại xâm.

Rất nhiều câu khắc trên đá kể lại các cuộc xâm chiếm và công trình phục vụ công cuộc của giới cầm quyền Urartu. Hiện nay còn một vài tư liệu khác, nhưng không có ghi chép nào đầy đủ về sự suy tàn của vương quốc này. Về cuối thế kỷ 7 TCN, Urartu tan rã, lúc ấy nhiều bộ tộc du mục như Scythian từ thảo nguyên phía bắc cướp phá phần lớn vùng Cận Đông. Về sau Urartu trở thành một bộ phận thuộc đế quốc Ba Tư. Pháo đài bị cướp phá và hoang phế, nhưng nền móng bằng đá vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

(Theo 70 kỳ quan thế giới cổ đại)

Nguồn: Vnexpress.net

Du lịch nước ngoài

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn