Phát hiện bất ngờ từ sai lầm trong thử nghiệm vaccine AstraZeneca

0
117

Thay vì 0,5 ml vaccine AstraZeneca, một số tình nguyện viên chỉ được tiêm 50% liều lượng của mũi 1. Tuy nhiên, sau tiêm mũi 2, lượng kháng thể họ tạo ra cao hơn bình thường.

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Science Immunology, do nhóm chuyên gia của Trường Y khoa Feinberg thuộc Đại học Northwestern, Mỹ, phát hiện. Sau khi nhận thấy sai sót về liều lượng được sử dụng trong quá trình thử nghiệm vaccine AstraZeneca, nhóm chuyên gia nhận thấy lợi ích bất ngờ mà nó mang lại.

Hiệu quả bảo vệ tốt hơn

Theo Scitech Daily, trong quá trình thử nghiệm AstraZeneca, một số người tham gia đã nhận nhầm liều lượng tiêm chủng. Thay vì nhận đủ một liều (0,5 ml), họ chỉ được tiêm 50% số liều theo quy định của mũi 1 (0,25 ml). Sau đó, mũi 2 họ được tiêm đủ liều.

Nhiều người cho rằng số lượng vaccine ít đi có thể làm giảm hiệu quả của vaccine AstraZeneca. Tuy nhiên, nghịch lý lại cho thấy những tình nguyện viên được tiêm thiếu liều của mũi 1 được bảo vệ tốt hơn nhóm tiêm đủ liều.

Dù vậy, các tác giả không thể giải thích nguyên nhân dân tới hiện tượng hiệu quả của vaccine AstraZeneca cao hơn thường thấy. Bởi khoảng cách giữa mũi 1 và mũi 2 ở người tiêm thiếu liều dài hơn nhóm còn lại.

Hieu qua cua vaccine AstraZeneca anh 1

Nghiên cứu từ nhóm chuyên gia Trường Y khoa Feinberg thuộc Đại học Northwestern, Mỹ, phát hiện giảm liều mũi 1 AstraZeneca giúp tạo kháng thể tốt hơn. Ảnh: Reuters.

Thử nghiệm lâm sàng vaccine nói trên sử dụng phương pháp tăng liều. Trong đó, một người được nhận liều thấp hơn trong mũi đầu tiên. Ở mũi thứ 2, họ được tiêm liều cao hơn mũi trước đó.

“Mục tiêu là đảm bảo vaccine an toàn. Vì vậy, các nhà khoa học tăng liều để xác định ‘vùng vàng’ – liều lượng tối thiểu mà chúng ta có thể tiêm cho ai đó nhằm đạt được phản ứng miễn dịch tốt mà không gây nguy hại”, GS Pablo Penaloza-MacMaster, Trường Y khoa Feinberg, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Nhóm chuyên gia tại Trường Y khoa Feinberg thuộc Đại học Northwestern thử nghiệm tác dụng của mô hình tiêm thiếu hụt liều lượng mũi 1 trên chuột. Ở mũi 1, chuột thí nghiệm chỉ được tiêm 0,25 ml vaccine. Sau đó, mũi 2 chúng được tiêm liều 0,5 ml.

Nghiên cứu của Northwestern đã không sử dụng vắc xin AstraZeneca mà là loại tương tự. Đó là hai vaccine adenovirus serotype 5 – CanSino (Trung Quốc) và Sputnik V (Nga).

Kết quả vẫn cho thấy hiệu lực của vaccine này tăng lên đáng kể. Việc tiêm liều thuốc tăng cường tạo ra nhiều tế bào T hơn ở chuột, cho phép chúng phát triển các phản ứng miễn dịch chống lại nCoV mạnh mẽ hơn.

GS Penaloza-MacMaster cho biết các nghiên cứu của họ đang xem xét tiếp hiệu quả khi dùng phương pháp tăng liều với các vaccine mRNA.

Hieu qua cua vaccine AstraZeneca anh 2

Nhóm chuyên gia tại Mỹ cho rằng cơ chế tăng liều, kéo dài thời gian giữa hai mũi vaccine Covid-19 tạo ra lượng kháng thể mạnh hơn so với cách tiêm hiện nay. Ảnh: CNBC.

Nguyên nhân?

Trong thử nghiệm của AstraZeneca, những người tham gia tiêm đủ liều ở mũi 1 được tiêm mũi 2 sau 3-4 tuần. Trong khi đó, nhóm chỉ tiêm 50% liều của mũi 1 có thời gian chờ giữa hai mũi dài hơn.

Nghiên cứu của Northwestern cũng kéo dài khoảng cách giữa hai liều vaccine khi thử nghiệm trên chuột. Kết quả gây bất ngờ khi tăng thời gian này giúp cải thiện phản ứng iễn dịch.

Theo GS Penaloza-MacMaster, khoảng cách giữa hai mũi kéo dài cho phép hệ miễn dịch nghỉ ngơi và “trưởng thành” theo cách mà nó muốn. Sau đó, hệ miễn dịch sẽ nhân rộng các phản ứng bảo vệ ở mũi thứ 2. “Khoảng cách giữa hai liều càng lâu phản ứng miễn dịch thứ cấp càng tốt”, vị chyên gia nói.

Tuy nhiên, đây cũng có thể là con dao hai lưỡi. Bởi việc chờ đợi mũi thứ 2 lâu có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm nCoV của người được tiêm. Nếu mắc Covid-19, họ phải chờ ít nhất 6 tháng mới được tiêm vaccine mũi thứ 2.

Nhóm nghiên cứu cũng quan sát thấy những tác động tích cực tương tự của việc giảm liều mũi 2 và tăng liều mũi 2 ở vaccine HIV thử nghiệm dựa trên adenovirus. Điều đó khiến nhóm tác giả tin rằng phát hiện của họ có thể phổ biến với những loại vaccine khác, không chỉ là Covid-19.

Dịch Covid-19

05:27

Xu ly the nao khi tre gap phan ung sau khi tiem vaccine Covid-19? hinh anh

Xử lý thế nào khi trẻ gặp phản ứng sau khi tiêm vaccine Covid-19?

Sức khỏe

Sức khỏe



0

Theo bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, sau khi tiêm vaccine Covid-19, trẻ có thể gặp một số phản ứng phụ tương tự người lớn.

Tiep tuc uu tien tiem du lieu cho nguoi tu 50 tuoi tro len hinh anh

Tiếp tục ưu tiên tiêm đủ liều cho người từ 50 tuổi trở lên

Sức khỏe

Sức khỏe



0

Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần khẩn trương triển khai tiêm vaccine Covid-19 cho người trên 18 tuổi. Đặc biệt, ưu tiên tiêm đủ liều cho các trường hợp từ 50 tuổi trở lên.

Nhieu dia phuong tiep tuc la 'diem nong' Covid-19 hinh anh

Nhiều địa phương tiếp tục là ‘điểm nóng’ Covid-19

Sức khỏe

Sức khỏe



0

Nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở khu vực Tây Nam Bộ, phải nâng mức cấp độ dịch do số lượng ca mắc Covid-19 tăng cao trong thời gian gần đây.

CDC My cong bo ket luan moi ve hieu qua cua vaccine Covid-19 hinh anh

CDC Mỹ công bố kết luận mới về hiệu quả của vaccine Covid-19

Sức khỏe

Sức khỏe



0

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cho biết hiệu quả của vaccine Covid-19 có thể tồn tại ít nhất 6 tháng.

Cập nhật tình hình Covid-19

Xem chi tiết

Số ca lây nhiễm ghi nhận từ 27/4/2021

Ca nhiễm

Hôm nay

Tỉnh Hôm nay Tổng số ca

Nguồn: News.zing.vn

Du lịch trong nước

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn