
Biến chủng nCoV mới có tên B.1.630, được phát hiện lần đầu tại Mỹ, tỷ lệ lây nhiễm còn rất thấp.
Theo kênh truyền hình địa phương KSLA của đài CBS, Phòng thí nghiệm Giải trình tự và gene siêu vi EVT, thuộc Đại học bang Louisiana, Mỹ, vừa phát hiện biến chủng nCoV mới. Biến chủng được đặt tên là B.1.630. Nó được phát hiện khi các chuyên gia giải trình tự gene 7.000 mẫu bệnh phẩm thu thập ở thành phố Baton Rouge.
Biến chủng B.1.630 được ghi nhận lần đầu tiên ở Mỹ vào đầu tháng 3, chưa được đặt tên theo chữ cái Hy Lạp như Delta, Alpha vì số lượng mẫu khi đó rất nhỏ. B.1.630 chứa đột biến E484Q, rất giống E484K được tìm thấy ở biến chủng B.1.353, và biến chủng P1. E484Q còn được gọi là “đột biến lẩn tránh”, vì nó dường như “trốn” được một phần sự tấn công của hệ miễn dịch hoặc vaccine.
Hiện tại, số lượng mẫu bệnh phẩm nhiễm biến chủng này tại Mỹ được đánh giá là rất thấp với 79 mẫu.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi để kịp thời phát hiện bất kỳ thay đổi nào, nhất là khi nó có dấu hiệu tăng số ca nhiễm”, TS Krista Queen, Giám đốc Phòng thí nghiệm Giải trình tự và gene siêu vi EVT cho hay.
Vị chuyên gia cũng cảnh báo bất kỳ biến chủng nào của nCoV chứa đột biến E484Q đều được theo dõi vì có khả năng né tránh miễn dịch. Một số có thể bị tiêu diệt qua phát triển tự nhiên, song, nếu lơ là cảnh báo, nó có thể ngấm ngầm lan nhanh và bùng dịch.
Theo các vị chuyên gia của Phòng thí nghiệm Giải trình tự và gene siêu vi EVT, virus SARS-CoV-2 dễ bị đột biến hơn các chủng khác do phương pháp sao chép bộ gene của chúng. Virus đột biến bất cứ khi nào có sai sót trong quá trình sao chép. Điều này có thể là kết quả của việc thêm, xóa hoặc thay đổi mã di truyền của nó. Nếu sai lầm đó làm tăng khả năng tồn tại của nó, nhiều bản sao sẽ tồn tại, thậm chí đôi khi áp đảo phiên bản gốc.
Đầu tháng 5, các nhà khoa học Singapore công bố nghiên cứu cho biết từ khi dịch Covid-19 bùng phát cuối năm 2019, SARS-CoV-2 đã biến đổi nhanh chóng, tạo ra nhiều biến chủng gây nguy hại cho toàn cầu. Tổng số lần nó đột biến từ khi xuất hiện là 6.600 lần, trong đó, nhiều biến chủng mới xuất hiện gây đáng lo như Delta, Alpha, Beta.
Tiêm phòng không ngăn virus đột biến, song nó giúp hạn chế tỷ lệ lây nhiễm, nhập viện, tử vong. Tỷ lệ dân số được tiêm chủng càng cao, cơ hội cho virus đột biến thành chủng mới càng thấp.
Dịch Covid-19
Dòng người chen chúc tại chốt kiểm dịch giáp ranh Đà Nẵng và Quảng Nam
Xã hội
Xã hội
Sau khi chính quyền bỏ quy định phải có giấy xét nghiệm âm tính với nCoV, hàng trăm người dân ở Quảng Nam ra Đà Nẵng làm việc khiến các chốt kiểm soát dịch bị ách tắc nghiêm trọng.
Tháo dỡ và chuyển giao Trung tâm Hồi sức Covid-19 ở TP.HCM
Sức khỏe
Sức khỏe
Dịch Covid-19 ở TP.HCM dần được kiểm soát cũng là lúc nhân viên y tế chi viện rút quân và bàn giao lại công việc cho ngành y tế thành phố.
Điều trị cho trẻ sơ sinh mắc Covid-19 cần lưu ý gì?
Sức khỏe
Sức khỏe
Trẻ sơ sinh có thể mắc Covid-19 từ mẹ hoặc tiếp xúc gần F0. Khi chăm sóc, điều trị cho nhóm bệnh nhân này, chúng ta cần cân nhắc phương pháp, thuốc sử dụng.
Đà Nẵng sẽ thực hiện ‘bong bóng du lịch’ vào tháng 11
Du lịch – Ẩm thực
Du lịch – Ẩm thực
Đà Nẵng dự kiến cho người dân đi du lịch trong thành phố từ ngày 20/10 và từ tháng 11 sẽ thực hiện “bong bóng du lịch” với Quảng Nam, Quảng Ninh.
Việc cha mẹ cần làm khi trẻ chưa được tiêm vaccine Covid-19
Sức khỏe
Sức khỏe
Theo bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng, nếu không được tiêm chủng đầy đủ, trẻ sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác ngoài Covid-19.
Cập nhật tình hình Covid-19
Xem chi tiết
Số ca lây nhiễm ghi nhận từ 27/4/2021
Ca nhiễm
Hôm nay
Tỉnh | Hôm nay | Tổng số ca |
Nguồn: News.zing.vn