Nghiên cứu từ nhóm chuyên gia tại Đức và Anh phát hiện một chất có thể ngăn chặn quá trình nhân lên của nCoV. Đặc biệt, cơ chế này khác với các loại thuốc hiện có.
Để nhân lên trong cơ thể vật chủ, tất cả virus, bao gồm corona, đều phải lây nhiễm vào tế bào và “mua chuộc” tế bào khỏe mạnh, từ đó tạo ra các virus mới. Nhóm tác giả tại khoa Sinh học, Đại học Kent (Anh) và Viện Virus học của Đại học Goethe Frankfurt (Đức), phát hiện phương pháp điều trị mới có khả năng ngăn ngừa sự nhân lên của nCoV trong cơ thể bệnh nhân.
Họ cho thấy các tế bào bị nhiễm nCoV chỉ có thể tạo ra virus mới khi kích hoạt được con đường chuyển hóa pentose phosphate. Đây là con đường trao đổi chất song song với quá trình đường phân. Nó tạo ra NADPH và pentoses cũng như ribose 5-phosphate, tiền chất để tổng hợp nucleotide, rất quan trọng cho việc sao chép của virus.
Khi bôi thuốc ức chế benfooxythiamine, sự sao chép của nCoV bị chặn đứng, các tế bào nhiễm bệnh không thể tạo ra bản sao mới. Loại thuốc này cũng làm tăng hoạt tính kháng nCoV của 2-deoxy-D-glucose. Đây vốn là thuốc điều chỉnh sự trao đổi chất của tế bào vật chủ, giảm lượng virus nhân lên.
Từ phát hiện này, các chuyên gia cho rằng các chất ức chế con đường chuyển hóa pentose phosphate như benfooxythiamine là lựa chọn tiềm năng trong điều trị Covid-19. Nó có thể được phát triển để sử dụng riêng hoặc kết hợp phương pháp khác.
Bên cạnh đó, cơ chế kháng vius của của Benfooxythiamin khác các loại thuốc đang điều trị hiện có như remdesivir và molnupiravir. Do đó, Benfooxythiamin vẫn có hiệu quả với các virus kháng được những loại thuốc này.
Giáo sư Martin Michaelis, Đại học Kent, cho biết “đây là bước đột phá trong nghiên cứu điều trị Covid-19”. Bởi nâng cao sức đề kháng là vấn đề lớn trong điều trị các bệnh do virus gây ra. Việc phát triển các liệu pháp khác nhau cho từng mục tiêu điều trị là rất quan trọng, mang tới hy vọng mới về những cách chữa Covid-19 hiệu quả.
Đồng quan điểm, Giáo sư Jindrich Cinatl từ Đại học Goethe Frankfurt, cũng đề cao hướng phát triển thuốc điều trị Covid-19 bằng cách nhắm vào những thay đổi do virus gây ra trong quá trình trao đổi chất của tế bào chủ. Điều này rất hứa hẹn cho việc ngăn chặn virus sao chép, nhân lên và gây viêm, bệnh nặng cho người mắc.
Theo Medical News, nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí khoa học Metabolie ngày 13/10.
Dịch Covid-19
Kháng thể của F0 khỏi bệnh tồn tại trong bao lâu?
Sức khỏe
Sức khỏe
Theo nhóm chuyên gia tại Anh, sau 10 tháng, bệnh nhân khỏi Covid-19 vẫn có kháng thể chống lại nCoV, song, chúng có dấu hiệu suy giảm.
Hiệu quả chống biến chủng Delta của Pfizer bị suy yếu sau vài tháng
Sức khỏe
Sức khỏe
Với quy mô nghiên cứu trên 4,8 triệu người dân đã tiêm đủ hai liều, nhóm chuyên gia Israel kết luận hiệu quả bảo vệ của vaccine Pfizer bị suy yếu sau hai tháng.
Thêm 4,5 triệu liều vaccine Pfizer được phân bổ
Sức khỏe
Sức khỏe
Đơn vị chuyên môn của Bộ Y tế vừa phân bổ 4.520.880 liều vaccine phòng Covid-19 Pfizer cho trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố.
Dịch Covid-19 tại nhiều tỉnh, thành miền Tây diễn biến phức tạp
Sức khỏe
Sức khỏe
Nhiều địa phương như Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang, Cần Thơ ghi nhận các trường hợp mắc Covid-19 tăng cao với số lượng lớn ca được phát hiện trong cộng đồng.
Dữ liệu đầu tiên về hiệu quả của liều vaccine Covid-19 thứ 3
Sức khỏe
Sức khỏe
Nghiên cứu do nhóm chuyên gia tại Israel và Mỹ thực hiện với quy mô hơn 1,5 triệu người đã chứng minh hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm, nhập viện, tử vong của mũi vaccine tăng cường.
Cập nhật tình hình Covid-19
Xem chi tiết
Số ca lây nhiễm ghi nhận từ 27/4/2021
Ca nhiễm
Hôm nay
Tỉnh | Hôm nay | Tổng số ca |
Nguồn: News.zing.vn