FDA và CDC Mỹ vừa công bố kết quả nghiên cứu có quy mô lớn nhất về các tác dụng phụ sau tiêm vaccine mRNA. Nhóm chuyên gia vẫn đánh giá cao lợi ích mà vaccine mang lại.
Các nhà khoa học tại Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) vừa công bố nghiên cứu quy mô lớn nhất từ trước tới nay về tác dụng phụ cảu vaccine mRNA (Pfizer, Moderna). Nghiên cứu được đăng tải trên medRxiv, phân tích dữ liệu từ 298 triệu liều đã được tiêm trong 6 tháng đầu tiên của chiến dịch tiêm chủng tại Mỹ.
92,1% tác dụng phụ là không nghiêm trọng
Nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu về tính an toàn của Pfizer và Moderna từ hệ thống báo cáo sự cố bất lợi về vaccine (VAERS) của Mỹ. Trong cơ sở dữ liệu này, người dân sau tiêm chủng có thể tự gửi báo áco về bệnh lý, vấn đề sức khỏe liên quan tiêm chủng.
Từ ngày 14/12/2020 đên 14/6, tổng cộng 298.792.852 liều vaccine mRNA đã được tiêm tại Mỹ. Trong số này, 167.177332 liều là vaccine Pfizer, 131.639.515 liều Moderna.
Số lượng nữ giới (53,2%) được tiêm vaccine Covid-19 nhiều hơn nam (45,8%). Độ tuổi tiêm chủng trung bình là 50 (Pfizer) và 56 (Modera).
Nhóm chuyên gia của FDA và CDC nhấn mạnh các tác dụng phụ sau tiêm vaccine Covid-19 đều nhẹ và tạm thời. Ảnh: CNN. |
Theo VAERS, các tác dụng phụ do tiêm chủng vaccine Covid-19 đều rất nhỏ và là tạm thời. Trong tổng số 340.522 báo cáo trên hệ thống này, 164.669 ca đến từ người tiêm Pfizer, 175.816 trường hợp đến từ người tiêm vaccine Moderna.
Kết quả cho thấy 92,1% tác dụng phụ là không nghiêm trọng, thường gặp nhất là nhức đầu (20,4%), mệt mỏi (16,6%), sốt(16,3%), ớn lạnh (15,%) và đau tại vị trí tiêm (15,2%).
Các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, khó chịu tại chỗ tiêm hoặc đau nhức cơ đều là dấu hiệu cho thấy phản ứng miễn dịch đang thực sự diễn ra. Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn chỉ là những trường hợp cá biệt: Dị ứng phản vệ do kháng nguyên hoặc do các thành phần khác có trong vaccine. Những ca này rất hiếm và xảy ra rất nhanh sau mũi tiêm.
Khoảng 6,6% tác dụng phụ được báo cáo là nghiêm trọng nhưng không gây tử vong. Khoảng 1,3% người tử vong sau tiêm vaccine. Các tác dụng phụ nghiêm trọng gồm khó thở (15,4%), tử vong (14,1%), sốt cao (11%), mệt mỏi (9,7%) và nhức đầu (9,5%).
Nhóm tử vong sau tiêm chủ yếu từ 60 tuổi trở lên
Tổng cộng 4.472 báo cáo về các trường hợp tử vong sau tiêm vaccine Covid-19 được gửi cho VAERS. Khoảng 46,7% trường hợp tử vong sau khi tiêm vaccine Pfizer-BioNTech. Con số này với vaccine Moderna là 53,3%.
Hơn 80% trường hợp tử vong được báo cáo là những người dân từ 60 tuổi trở lên. Độ tuổi trung bình tử vong sau tiêm vaccine Covid-19 là 76. Khoảng 18,3% ca tử vong được báo cáo là những người cần chăm sóc y tế lâu dài, có nhiều bệnh nền hoặc vấn đề y tế khác.
Trong 4.119 trường hợp, nạn nhân có khả năng tử vong cao nhất khoảng 10 ngày sau tiêm chủng. Đặc biệt, số ca tử vong xảy ra nhiều nhất vào 1-2 ngày sau tiêm.
Tỷ lệ tử vong sau tiêm vaccine trên một triệu người thấp hơn dự đoán ban đầu của VAERS. Trong đó, con số này thấp hơn 15-30 lần sau 7 ngày tiêm và thấp hơn 50 lần sau 42 ngày tiêm chủng theo độ tuổi.
Trong 18,1% ca tử vong có giấy chứng tử, báo cáo khám nghiệm tử thi cho thấy nguyên nhân phổ biến nhất là bệnh tim (46,5%) và mắc Covid-19 (12,6%).
Nghiên cứu phát hiện nữ giới, người trên 65 tuổi có nguy cơ gặp tác dụng phụ sau tiêm vaccine Covid-19 nhiều hơn. Ảnh: AFP. |
Nhóm chuyên gia cũng phát hiện nữ giới, người trên 65 tuổi có nguy cơ gặp tác dụng nhiều hơn sau tiêm vaccine. Đa số đều gặp tác động về sức khỏe nhiều hơn khi tiêm mũi thứ 2. Rất hiếm ca cần nhập viện, chăm sóc y tế vì các tác dụng phụ xảy ra.
Từ dữ liệu này, VAERS nhấn mạnh các trường hợp gặp tác dụng phụ nghiêm trọng rất hiếm. Theo nhóm tuổi, tử vong liên quan tác dụng phụ của vaccine thấp hơn dự kiến. Nhóm chuyên gia khẳng định vaccine mRNA nói riêng, vaccine Covid-19 nói chung vẫn là hiệu quả nhất trong việc ngăn ngừa mắc Covid-19 nghiêm trọng, tử vong.
Trước đó, nhóm chuyên gia tại công ty phân tích dữ liệu y dược Lampe & Company GmbH & Co. KG ở Berlin, Đức, đã so sánh mức độ nghiêm trọng mà người tiêm có thể gặp phải khi tiêm một trong 3 vaccine Covid-19: Pfizer, Moderna và AstraZeneca.
Các tác giả đã phân tích 12 tài liệu, bài báo đã công bố về các tác dụng sau tiêm vaccine Covid-19, được công bố từ ngày 31/5. Các bài báo đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, Cơ quan Y tế châu Âu sử dụng làm cơ sở phê duyệt 3 loại vaccine Covid-19.
Từ đây, nhóm chuyên gia nhận thấy vaccine Pfizer, Moderna và AstraZeneca đều có thể khiến người tiêm gặp phản ứng nhẹ như mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt. Nhìn chung, tất cả vaccine được tiêm đều dung nạp tốt và sinh kháng thể bảo vệ.
Các tác giả cũng kết luận các tác dụng sau tiêm vaccine Covid-19 là tạm thời. Bạn không nên chần chừ, lựa chọn vaccine bởi nguy cơ gặp tác dụng phụ phụ thuộc cơ địa từng người. Vaccine Covid-19 vẫn là con đường an toàn nhất, nguy cơ gặp tác dụng phụ thấp hơn rất nhiều khả năng phải nhập viện, tử vong khi nhiễm nCoV.
Dịch Covid-19
Thêm 5.595 người mắc Covid-19, F0 tại TP.HCM giảm
Sức khỏe
Sức khỏe
Số ca mắc của cả nước tăng 91 người so với hôm qua, trong đó, 2.321 trường hợp được phát hiện tại cộng đồng.
Các ổ dịch diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phố
Sức khỏe
Sức khỏe
Nhiều tỉnh, thành phố đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân từ 18 tuổi trở lên được tiêm đủ 2 liều còn thấp trong khi dịch Covid-19 lây lan diện rộng.
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương lên kế hoạch tiêm vaccine mũi 3
Sức khỏe
Sức khỏe
Bộ Y tế đề nghị các địa phương rà soát nhu cầu tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người dân, đặc biệt với trẻ trên 3 tuổi, đồng thời lên kế hoạch nhắc lại mũi 3, 4.
Làm gì để không trở thành F0 khi ăn uống ở hàng quán?
Sức khỏe
Sức khỏe
Lây nhiễm nCoV khi ăn uống tại quán là điều nhiều người dân lo lắng. Làm gì để hạn chế nguy cơ này.
Thời điểm nCoV lây lan mạnh nhất trong năm
Sức khỏe
Sức khỏe
Nghiên cứu từ nhóm chuyên gia Tây Ban Nha một lần nữa chứng minh Covid-19 là bệnh lây truyền theo mùa như cúm. Do đó, tốc độ lây lan của nCoV phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm.
Cập nhật tình hình Covid-19
Xem chi tiết
Số ca lây nhiễm ghi nhận từ 27/4/2021
Ca nhiễm
Hôm nay
Tỉnh | Hôm nay | Tổng số ca |
Nguồn: News.zing.vn