Theo nhóm chuyên gia tại Canada, chỉ số RNA virus trong huyết tương của F0 có thể là dấu hiệu giúp dự đoán bệnh nhân nào có nguy cơ tử vong cao.
Dù có nhiều tiến bộ trong điều trị, các bác sĩ vẫn rất khó xác định bệnh nhân nào có nguy cơ tử vong do Covid-19 cao nhất để kịp thời can thiệp. Một số yếu tố như tuổi tác, bệnh lý nền được đưa vào danh sách những điểm cần lưu ý.
Nhóm chuyên gia tại Canada đã phát triển thành công mô hình tính toán và dự báo được F0 nào có nguy cơ tử vong cao nhất.
Dự báo được F0 tử vong sau 60 ngày khởi phát triệu chứng
Nghiên cứu do Giáo sư, tiến sĩ Daniel Kaufmann và các cộng sự tại Đại học Montréal, Canada, chủ trì. Công trình được đăng tải trên tạp chí Science Advances ngày 26/11. Các tác giả phát hiện điều này dựa trên mô hình thống kê sử dụng dấu ấn sinh học huyết tương của người nhiễm nCoV, từ đó xác định được những F0 có nguy cơ tử vong cao nhất.
Nghiên cứu được thực hiện ở Trung tâm nghiên cứu trực thuộc Đại học Montréal. Đây là trung tâm nghiên cứu sức khỏe lớn nhất của Quebec, Canada.
Theo Eureka Alert, nhóm chuyên gia tại Đại học Montréal phát hiện lượng vật liệu di truyền của nCoV – RNA virus – trong huyết tương là chỉ số đáng tin cậy để biết bệnh nhân nào sẽ tử vong vì Covid-19.
Nhóm chuyên gia tại Canada nhận thấy lượng RNA virus cao bất thường trong huyết tương của những F0 nguy kịch, tử vong vì Covid-19. Ảnh: Umontreal. |
Nghiên cứu thu thập mẫu huyết thanh từ 279 bệnh nhân trong thời gian họ nhập viện vì Covid-19. Những F0 này trong tình trạng bệnh từ trung bìnhđến nghiêm trọng. Nhóm của GS Kaufmann bắt đầu công việc tưởng chừng như vô vọng. Họ đo lượng protein gây viêm để tìm bất kỳ vật chất nào khác thường.
Đồng thời, nhóm chuyên gia cũng đo lượng RNA của nCoV và mức độ kháng thể nhắm vào virus. Các mẫu được thu thập vào ngày thứ 11-14 tính từ thời điểm F0 bắt đầu xuất hiện triệu chứng. Toàn bộ tình nguyện viên được theo dõi trong tối thiểu 60 ngày sau đó. Mục tiêu của nhóm chuyên gia là kiểm tra giả thuyết các chỉ số miễn dịch có liên quan nguy cơ tử vong cao hơn.
GS Elsa Brunet-Ratnasingham, Đại học Montréal, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: “Trong số tất cả dấu ấn sinh học mà chúng tôi đánh giá, lượng RNA virus trong máu, huyết tương có liên quan trực tiếp đến tỷ lệ tử vong”.
“Trong nghiên cứu này, chúng tôi có thể xác định dấu ấn sinh học nào là yếu tố dự báo F0 sẽ tử vong trong 60 ngày sau khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Nhờ dữ liệu dó, chúng tôi đã phát triển thành công mô hình thống kê dựa trên dấu ấn sinh học trong huyết thanh người mắc Covid-19”, GS Kaufmann thông tin.
Mô hình đáng kỳ vọng
Mô hình của nhóm chuyên gia được đánh giá là rất nhạy bén. Tại thời điểm 14 ngày sau khi khởi phát triệu chứng, những F0 nguy kịch có tải lượng RNA nCoV trong huyết tương cao bất thường. Trong khi đó, với các trường hợp không nhiễm bệnh, xét nghiệm không tìm thấy RNA virus nào.
Để xác nhận tính hiệu quả của nó, GS Kaufmann và GS Brunet-Ratnasingham đã thử nghiệm mô hình này trên hai nhóm bệnh nhân độc lập từ Bệnh viện Đa khoa Jewish Montréal và Bệnh viện Đại học Montréal. Trong đó, một nhóm là các F0 mắc Covid-19 ở giai đoạn đầu đại dịch. Nhóm còn lại được tuyển khi làn sóng Covid-19 thứ 2, 3 xuất hiện tại Canada.
Kết quả cho thấy tải lượng RNA virus vẫn cao bất thường trong nhóm F0 nguy kịch, tử vong, bất kể họ được điều trị ở bệnh viện nào và nhiễm bệnh trong giai đoạn nào của đại dịch. Ngay cả khi điều chỉnh những yếu tố có thể ảnh hưởng kết quả như giới tính, tuổi tác, bệnh lý nền, kết quả vẫn không thay đổi.
Vì vậy, mô hình của họ được đánh giá là chứng minh cho giả thuyết RNA virus trong máu là dấu hiệu giúp phát hiện mức độ nghiêm trọng của F0 hoặc đóng vai trò như một trong những biến chứng của bệnh. Tải lượng RNA virus trong huyết tương không chỉ cho thấy mối tương quan của tổn thương hô hấp trong giai đoạn đầu của bệnh mà còn liên quan tỷ lệ tử vong, bao gồm cả những F0 đang nguy kịch.
Hình ảnh dưới kính hiển vi điện tử quét màu của một tế bào (màu xanh lam) bị nhiễm SARS-CoV-2 (màu đỏ) nghiêm trọng. Nó được phân lập từ mẫu bệnh phẩm lưu trữ ở cơ sở nghiên cứu của Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, Fort Detrick, Maryland, Mỹ. Ảnh: NIAID. |
GS Kaufmann và các cộng sự rất kỳ vọng vào mô hình này. Họ sẽ sử dụng nó vào thực tế để theo dõi bệnh nhân Covid-19. Câu hỏi hiện tại là khi chúng ta sử dụng phương pháp điều trị mới đã được chứng minh hiệu quả, tải lượng của virus có còn là dấu hiệu dự báo tử vong không.
Vấn đề F0 nào là người dễ tử vong vì Covid-19 vẫn luôn là chủ đề nóng của giới nghiên cứu. Trước đó, nhóm chuyên gia tại Trung tâm Ung thư thuộc Đại học Texas, Mỹ, phát hiện người mới được điều trị ung thư trong vòng 3 tháng có nguy cơ tử vong cao khi mắc Covid-19. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Oncology, thực hiện trên 507.307 bệnh nhân Covid-19 tại Mỹ.
Trong khi đó, nhóm chuyên gia tại Trường Y Đại học Stanford, Mỹ, nhận định cách thức lây nhiễm mới của SARS-CoV-2 trong cơ thể. Đó là lây từ niêm mạc phổi, đường hô hấp sang các tế bào, mô mỡ. Họ cho rằng đây có thể là cách giải thích cho các trường hợp bị béo phì dễ tổn thương, nhập viện, tử vong vì Covid-19.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã xếp người bị ung thư, béo phì vào nhóm dễ tổn thương khi mắc Covid-19. Họ thường có hệ miễn dịch suy yếu do tình trạng bệnh lý hoặc quá trình điều trị.
Dịch Covid-19
Thêm 13.993 ca Covid-19
Sức khỏe
Sức khỏe
Trong ngày 4/12, các tỉnh, thành phố ghi nhận số ca mắc Covid-19 cao nhất là TP.HCM, Cần Thơ, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu.
F0 nào được điều trị tại nhà ở Hà Nội?
Sức khỏe
Sức khỏe
Tôi được biết UBND Hà Nội vừa ban hành phương án cách ly, quản lý và điều trị F0 tại nhà. Vậy những trường hợp mắc Covid-19 nào đủ điều kiện?
Người mắc Covid-19 trên 65 tuổi được điều trị ở đâu?
Sức khỏe
Sức khỏe
Cha mẹ tôi đều trên 65 tuổi, đã tiêm 2 mũi vaccine phòng Covid-19. Nếu trở thành F0, họ sẽ được điều trị ở nhà hay bệnh viện?
Nên tiêm vaccine Covid-19 mũi thứ 3 loại nào?
Sức khỏe
Sức khỏe
Theo Bộ Y tế, liều vaccine Covid-19 thứ 3 sẽ được tiêm vào thời điểm ít nhất 6 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản.
Số ca F0 vẫn tăng mạnh, nhiều địa phương tăng tốc tiêm vaccine
Sức khỏe
Sức khỏe
Trong khoảng một tuần qua, số lượng ca nhiễm mới tại cộng đồng ở nhiều địa phương vẫn có xu hướng tăng cao.
Cập nhật tình hình Covid-19 (từ 29/4/2021)
Xem chi tiết
<!– Số ca lây nhiễm ghi nhận từ 27/4/2021 –>
Ca nhiễm
Hôm nay
Tỉnh | Hôm nay | Tổng số ca |
Nguồn: News.zing.vn