‘Phát triển xanh’ và thông điệp không đánh đổi môi trường của Việt Nam

0
41

Trong chuyến công du tới Vương quốc Anh dự Hội nghị COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính mang theo quyết tâm, thông điệp mạnh mẽ của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

ket qua chuyen cong du Vuong quoc Anh cua Thu tuong Pham Minh Chinh anh 1

“Là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất do biến đổi khí hậu, Việt Nam đang hết sức nỗ lực để vừa ứng phó với biến đổi khí hậu, vừa phát triển kinh tế để vươn lên, bảo đảm cuộc sống ngày càng tốt hơn cho người dân” – đây là thông điệp mà Thủ tướng Phạm Minh Chính phát đi tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP26).

Trong hơn 3 ngày thăm, làm việc tại Anh và dự COP26, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam trải qua lịch trình dày đặc với hơn 30 sự kiện, tính trung bình mỗi ngày hơn 10 hoạt động.

Tới COP26 lần này, Việt Nam mang theo cam kết mạnh mẽ trong việc cùng chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và thể hiện xuyên suốt ở các hoạt động.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp nhiều lãnh đạo tại COP26 Tại Hội nghị COP26, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam có các cuộc trao đổi với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thái tử Charles của Hoàng gia Anh, Thủ tướng Ireland Micheál Martin…

Kêu gọi công bằng, công lý về biến đổi khí hậu

Trò chuyện với cộng đồng người Việt Nam tại Anh, câu chuyện tranh luận với Chủ tịch COP về chủ đề giảm phát thải được Thủ tướng Phạm Minh Chính kể lại.

Giải thích lý do của cuộc tranh luận, Thủ tướng nêu rõ bối cảnh Việt Nam chịu tàn phá, kiệt quệ sau thời gian dài chiến tranh. Trong quá trình phát triển, đất nước thiếu công nghệ năng lượng, thiếu điện, trong khi khai thác thủy điện là có hạn. Vì vậy, ông cho rằng cần xây dựng điện than và việc chuyển đổi các nguồn năng lượng phải có bước đi phù hợp điều kiện, tình hình đất nước, giải quyết vấn đề an sinh xã hội cho người lao động.

Quá trình ấy, dù khó khăn, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam khẳng định “không vì khó khăn mà không đưa ra cam kết với quốc tế”. Mục tiêu tới năm 2050 đưa lượng phát thải về 0 là lộ trình được Việt Nam đưa ra.

ket qua chuyen cong du Vuong quoc Anh cua Thu tuong Pham Minh Chinh anh 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khoa học phải đi trước để dẫn dắt và nguồn lực tài chính phải là đòn bẩy, thúc đẩy chuyển đổi mô hình phát triển hướng tới kinh tế xanh, tuần hoàn. Ảnh: Reuters.

Với quyết tâm hành động, phát biểu tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển. Khoa học phải đi trước để dẫn dắt và nguồn lực tài chính phải là đòn bẩy, thúc đẩy chuyển đổi mô hình phát triển hướng tới kinh tế xanh, tuần hoàn.

Phải có công bằng, công lý về biến đổi khí hậu

Thủ tướng Phạm Minh Chính

“Theo người đứng đầu Chính phủ Việt Nam, các quốc gia cần cam kết mạnh mẽ về giảm phát thải khí nhà kính trên cơ sở nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có khác biệt, dựa vào hoàn cảnh và năng lực của từng quốc gia, phải có công bằng, công lý về biến đổi khí hậu.

Dự sự kiện công bố Cam kết giảm phát thải metan toàn cầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các nước phát triển, nước giàu, nhất là Mỹ và Liên minh châu Âu, chia sẻ, hỗ trợ nước đang phát triển, nước nghèo về tài chính khí hậu, chuyển đổi sang kinh tế xanh, tuần hoàn.

Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng

Chủ trương quán triệt nhiều năm nay ở trong nước tiếp tục được Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi đối thoại với hàng trăm lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài, theo hình thức vừa trực tiếp, vừa trực tuyến. Cuộc đối thoại diễn ra ngay trước thời điểm ông chuẩn bị dự phiên khai mạc Hội nghị COP26.

Phát triển xanh và chống biến đổi khí hậu là xu hướng quan trọng được người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đề cập.

ket qua chuyen cong du Vuong quoc Anh cua Thu tuong Pham Minh Chinh anh 3

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi công bằng, công lý về biến đổi khí hậu và mong muốn đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong vấn đề này. Ảnh: Reuters.

Chia sẻ đây là vấn đề có tính chất toàn cầu, tác động đến tất cả người dân nên phải có cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng thời kêu gọi công bằng, công lý về biến đổi khí hậu.

“Không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, không đánh đổi môi trường để theo đuổi tăng trưởng”, ông nêu lên.

Chứng kiến những thông điệp Việt Nam đưa ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao sự tham gia chủ động, tích cực và cam kết mạnh mẽ của Việt Nam. Đặc biệt là việc đưa ra cam kết về phát thải ròng bằng 0, quyết tâm ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, tuần hoàn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Joe Biden nhất trí thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện Việt – Mỹ phát triển tích cực hơn nữa, trong đó có hợp tác về tài chính công nghệ để giải quyết các vấn đề khí hậu, nhất là thực hiện đầy đủ các cơ chế theo Thỏa thuận Paris.

Không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, không đánh đổi môi trường để theo đuổi tăng trưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Tham gia đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam dự COP26, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhận định việc Thủ tướng đưa ra tuyên bố mạnh mẽ về đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 thể hiện quyết tâm và cam kết chính trị của Đảng, Nhà nước trong đẩy mạnh chuyển đổi kinh tế nhằm góp phần giải quyết khủng hoảng khí hậu.

Để hiện thực hoá mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh con đường đến mục tiêu đó phải “xanh”, phù hợp xu thế phát triển toàn cầu.

“Ứng phó với biến đổi khí hậu thì không một quốc gia, dân tộc nào có thể làm riêng lẻ, mà tất cả phải đoàn kết lại và cùng thực hiện mục tiêu chung”, ông Hà nói.

Trong khi đó, Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan nhận định COP26 là sự cam kết của lãnh đạo các quốc gia trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam đến đây để vừa thể hiện cam kết mạnh mẽ, vừa tranh thủ sự ủng hộ của đối tác có kinh nghiệm về ứng phó với biến đổi khí hậu để thiết lập xu thế tiêu dùng xanh, giảm khí thải carbon.

Dẫn câu chuyện từ nông nghiệp, khi ngành sản xuất lúa là nơi phát thải khí carbon nhiều nhất do bà con lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, ông Hoan cho rằng cần tiếp cận tư duy chuyển mô hình sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn. “Nếu không, đến một ngày nào đó, chúng ta không còn để lại gì cho con cháu về giá trị trong đất”, ông cảnh báo.

Muốn làm được điều đó, ông Hoan nhấn mạnh cần có sự liên kết, hợp tác toàn cầu để cùng nhau tạo lập hành tinh xanh, không bị tác động nhiều bởi biến đổi khí hậu.

Tăng cường hợp tác với các quốc gia, thu hút đầu tư vào Việt Nam

Trong chuyến công du tới Anh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tận dụng thời gian để gặp gỡ các tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thế giới. Với niềm tin dành cho Việt Nam, đã có những ký kết quan trọng được thiết lập, mở ra cơ hội tiếp cận với tri thức, công nghệ, tài chính xanh.

ket qua chuyen cong du Vuong quoc Anh cua Thu tuong Pham Minh Chinh anh 4

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD của các bộ, ngành và doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực.

Trong ngày đầu tiên tại Edinburg, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam trực tiếp chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao… Các thỏa thuận này có giá trị lên tới hàng tỷ USD, đem lại cơ hội lớn về thu hút đầu tư vào Việt Nam.

Trao đổi với nhiều lãnh đạo tập đoàn kinh tế lớn toàn cầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính cam kết Việt Nam sẽ xây dựng chính sách huy động nguồn lực tài chính, trong đó có hợp tác công – tư để đầu tư cho chuyển đổi xanh.

Không chỉ vậy, cuộc gặp ngắn bên lề hội nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính với ông Nobel Kinder, Giám đốc phát triển bền vững Tập đoàn Nike, đã xóa đi thông tin lan truyền bấy lâu nay về việc “Nike rời bỏ Việt Nam”.

Xây dựng chính sách huy động nguồn lực tài chính để đầu tư cho chuyển đổi xanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Ông Nobel Kinder thông báo toàn bộ gần 200 nhà máy của Nike ở các địa phương bị đứt gãy do Covid-19 đã quay lại sản xuất. Đồng thời, ông cam kết Nike tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất tại Việt Nam.

Một tin vui lớn khác đến từ cuộc làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính với Tập đoàn AstraZeneca. Đó là việc Việt Nam đã ký kết hợp đồng thương mại mua hơn 25 triệu liều vaccine Covid-19 của tập đoàn này.

AstraZeneca cam kết đầu tư 2.000 tỷ đồng (90 triệu USD) hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất dược phẩm, giúp bệnh nhân tiếp cận tốt hơn với thuốc chất lượng cao được sản xuất ngay tại Việt Nam.

ket qua chuyen cong du Vuong quoc Anh cua Thu tuong Pham Minh Chinh anh 5

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng giám đốc Tập đoàn AstraZeneca Pascal Soriot trao cam kết đầu tư 2.000 tỷ đồng (90 triệu USD) nhằm hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất dược phẩm. Ảnh: Hoài Vũ.

Với mong muốn sớm có vaccine để đạt độ phủ an toàn cho việc mở lại các hoạt động kinh tế – xã hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính thẳng thắn đề nghị Tổng giám đốc AstraZeneca quyết định giao toàn bộ số vaccine còn lại mà Việt Nam đã đặt mua, trong năm 2021.

Tổng giám đốc Tập đoàn AstraZeneca cam kết bàn giao toàn bộ số vaccine còn lại theo hợp đồng ngay trong tháng 11, dù sẽ rất khó khăn.

Ông thông tin thêm lô vaccine đầu tiên trong thỏa thuận mới ký kết sẽ được bàn giao một phần ngay trong tháng 12 năm nay để giúp cho tiến trình thích ứng an toàn với dịch của Việt Nam.

Thủ tướng Trudeau: Nhiều cơ hội đã mở ra cho Việt Nam và Canada Nhân dịp dự Hội nghị COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc trao đổi ngắn với Thủ tướng Canada Justin Trudeau.

Nguồn: News.zing.vn

Du lịch trong nước

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn