Saigon Expresso: Tính toán biện pháp phong tỏa mạnh nếu dịch vẫn tăng

0
80

Nếu sau 15 ngày giãn cách, dịch tiếp tục tăng mất kiểm soát, TP.HCM sẽ tính đến phong tỏa với biện pháp mạnh hơn.



Ngày 14/7


TP.HCM thí điểm cách ly F0, F1 tại nhà với 2 nhóm đối tượng. Trường hợp thứ nhất là người không có triệu chứng đang điều trị tại bệnh viện, người xét nghiệm PCR ngày thứ 10 có kết quả âm tính hoặc còn dương tính nhưng tải lượng virus thấp. Thứ hai là F0 không triệu chứng, được thí điểm áp dụng với nhân viên y tế bị lây nhiễm khi có đủ điều kiện tương tự F1. Hiện thành phố có 24 bệnh viện dã chiến thu dung ca nhiễm Covid-19 với quy mô gần 45.000 giường.


Phó bí thư thường trực Thành ủy Phan Văn Mãi cho biết tình trạng chậm đưa F0 đi điều trị là do quá trình ca nhiễm gia tăng nhanh chóng, quá trình vận hành sẽ có sự chệch choạc. Ông Phan Văn Mãi cũng nêu ra 3 tình huống sau 15 ngày giãn cách xã hội. Thứ nhất, nếu thành phố kiểm soát được dịch sẽ xem xét lại thực hiện Chỉ thị 16, Chỉ thị 15 hoặc Chỉ thị 19. Nếu dịch vẫn gia tăng và chưa kiểm soát được, lúc này sẽ tiếp tục Chỉ thị 16 một thời gian và có thể thực hiện 16+ ở một số địa bàn. Tình huống 3 là dịch tăng mất kiểm soát, thành phố tính đến phong tỏa với biện pháp mạnh hơn.


Hơn 300 chốt nội thành TP.HCM sẽ không dừng kiểm tra các phương tiện giao thông tại chỗ. Lực lượng chức năng sẽ vừa tuần tra, xử lý lưu động, vừa kiểm tra, xử lý tại chốt. Đồng thời người dân đi trong nội đô sẽ không bị kiểm tra giấy xét nghiệm Covid-19.


Chợ truyền thống sắp được thí điểm từ 2 đến 10 tiểu thương kinh doanh rau, củ, quả nhằm giảm tải cho siêu thị. Trong khi đó, Saigon Co.op cho biết một số cá nhân đã lợi dụng hệ thống bán hàng bình ổn để gom hàng số lượng lớn đem ra ngoài bán giá cao hơn. Sáng 13/7, siêu thị Emart quận Gò Vấp bất ngờ thông báo tạm đóng cửa để xét nghiệm Covid-19 cho nhân viên, khiến nhiều người dân hoang mang tìm nơi khác mua đồ.


34 điểm bán thực phẩm lưu động bình ổn giá trên toàn thành phố sẽ cung cấp 13 tấn hàng hóa gồm nhiều loại thực phẩm tươi như rau, củ, quả. Chương trình do Bộ Công thương phối hợp cùng sàn thương mại điện tử Voso triển khai tại các bưu cục của Viettel Post thuộc 18 quận, huyện. Aeon Việt Nam cũng cung cấp 4 xe bán hàng lưu động đưa 40 mặt hàng thực phẩm thiết yếu đến tay người dân tại bốn điểm thuộc các quận Tân Bình, Bình Thạnh và quận 3.


Người dân có thể gọi điện mua và nhận thực phẩm tận nhà từ siêu thị Co.opMart gần nhất, đến tận khu cách ly, phong tỏa. Bên cạnh đó, nhóm tình nguyện tại phường Tam Phú (TP Thủ Đức) đang nhận đi chợ thay cho người dân khu phong tỏa 7-15h hàng ngày.


Anh Nguyễn Thanh Sơn (quận 7) lập nhóm Zalo kết nối bà con cư trú trên đường Bùi Văn Ba thuộc phường Tân Thuận Đông, để trao đổi thông tin mới nhất về tình hình khu dân cư và hỗ trợ nhau nhận đồ hàng hóa, đặt mua nhu yếu phẩm. Ngoài ra, từ Quảng Trị, Huế người dân cũng góp thịt heo, gói bánh, làm muối sả gửi tặng TP.HCM.


Nhu cầu tìm mua chung cư tại TP.HCM tăng trung bình 5% so với quý trước, dù đang trong cao điểm bùng phát dịch tháng 5-7. Còn về công trình dân sinh, người dân thành phố đã hiến hơn 5,37 triệu m2 đất, quy ra số tiền hơn 10.050 tỉ đồng, phục vụ cho 5.230 công trình phần lớn dành cho việc mở rộng hẻm, đường tính từ năm 2000 đến 2021.


Giãn cách thành phố dù ít xe đi, bầu trời vẫn mờ mịt, do độ ẩm không khí lớn ảnh hưởng từ rãnh áp thấp nhiệt đới, báo dấu hiệu xuất hiện một đợt mưa. Cụ thể, theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, thời tiết tại TP.HCM ngày 14/7 có buổi sáng trời nhiều mây, nắng dịu, khả năng 51% mưa dông ở một số khu vực. Nhiệt độ cả ngày dao động 26-32 độ C.

Nguồn: News.zing.vn

Du lịch trong nước

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn