Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2021 diễn ra vào 5/12 tới sẽ thảo luận để đưa ra kiến nghị về quy mô các gói chính sách tài khóa, tiền tệ phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta.
Tại họp báo giới thiệu về Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 “Phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội” chiều 2/12, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết quy mô gói hỗ trợ nhằm phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch sẽ là một trong 5 nội dung sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nhìn nhận trong 2 năm qua, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế toàn cầu, khiến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, các chuỗi cung ứng, cung – cầu nền kinh tế bị đứt gãy, đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Việc có các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ tiếp theo để hỗ trợ khôi phục và phát triển kinh tế là rất cần thiết.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ thực hiện Chương trình tổng thể phục hồi kinh tế – xã hội chưa được Chính phủ trình cơ quan chủ trì thẩm tra là Ủy ban Kinh tế.
Ông Vũ Hồng Thanh cho biết thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng cơ quan của Quốc hội và Chính phủ đã tổ chức nhiều cuộc làm việc với các chuyên gia, nhà khoa học để bàn về nội dung này. Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 cũng nằm trong các chuỗi các hoạt động để lãnh đạo Quốc hội lắng nghe ý kiến của các chuyên gia đánh giá về các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ nhằm thực hiện hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế – xã hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu tại họp báo. Ảnh: Đại biểu Nhân dân. |
“Có ý kiến chuyên gia cho rằng gói này chỉ tập trung vào hai năm 2022 – 2023 và mỗi năm bội chi có thể tăng thêm 1% GDP, theo tính toán của chuyên gia thì nợ công vẫn an toàn”, ông Thanh nói.
Dẫu vậy, yêu cầu đặt ra là cần kết hợp các chính sách tài khóa, tiền tệ gắn với các kế hoạch vay – trả nợ công, đầu tư công, cơ cấu lại nền kinh tế… nhằm phục hồi kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cả phía cung và phía cầu, vào các ngành, lĩnh vực có mức độ lan tỏa.
Chia sẻ tại buổi họp báo, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Bùi Quang Tuấn nhấn mạnh yêu cầu đầu tiên của gói hỗ trợ là quy mô phải đủ lớn. Cần phải có tính toán kỹ lưỡng, quy mô khoảng 6-8% GDP là hợp lý, không đến mức 10% GDP như các nước khác trong khu vực.
Đồng thời, gói hỗ trợ có thể chia làm 2 loại mục tiêu, mục tiêu ngắn hạn để giải quyết các vấn đề trước mắt; mục tiêu trung hạn và dài hạn hơn để bảo đảm khôi phục và tăng trưởng.
Về ngắn hạn, trọng tâm, trọng điểm là hỗ trợ doanh nghiệp bằng nhiều công cụ, đặc biệt là công cụ về tài chính như giãn, hoãn các nghĩa vụ tài chính. Về dài hạn thì phải bảo đảm được những trụ cột cho tăng trưởng, như vốn, công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ thông minh gắn với kinh tế số.
Hiện nay việc xác định quy mô của các chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm hỗ trợ thực hiện Chương trình tổng thể phục hồi kinh tế – xã hội vẫn đang được tiến hành. Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2021 ngày 5/12 tới sẽ tập trung thảo luận để đưa ra kiến nghị về quy mô các gói chính sách tài khóa, tiền tệ phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta và các mục tiêu đề ra.
Cập nhật tình hình Covid-19 (từ 29/4/2021)
Xem chi tiết
<!– Số ca lây nhiễm ghi nhận từ 27/4/2021 –>
Ca nhiễm
Hôm nay
Tỉnh | Hôm nay | Tổng số ca |
Nguồn: News.zing.vn