Trong các nghiên cứu phê duyệt để cấp phép cho vaccine, việc tiêm chủng có tác dụng ngay cả khi bạn không có phản ứng nghiêm trọng.
Nhiều người cho rằng phải bị sốt sau khi tiêm vaccine Covid-19 thì mới có hiệu quả bảo vệ. Thực tế, sốt là một dấu hiệu tốt, hệ thống miễn dịch đang hoạt động. Tuy nhiên, khi không nhận thấy bất cứ tác dụng phụ nào, liệu việc tiêm phòng của bạn có hiệu quả không?
Chúng ta không thể nhìn vào các phản ứng ban đầu của cơ thể để nhận xét về hiệu quả vaccine. Những phản ứng phòng vệ đầu tiên của cơ thể là khá bình thường, nhưng không liên quan gì việc hình thành lớp bảo vệ lâu dài.
Bạn bị sốt sau khi tiêm phòng là do phản ứng của hệ thống miễn dịch bẩm sinh. Nó tác động trực tiếp vào vaccine và không phải lúc nào cũng mạnh như nhau. Mỗi người sẽ có phản ứng khác nhau với việc tiêm chủng. Sốt, nhức đầu hoặc mệt mỏi là những tác dụng phụ điển hình sau khi tiêm vaccine Covid-19.
Tiêm vaccine Covid-19 cho người dân ở Hà Nội. Ảnh: Thạch Thảo. |
Việc hình thành các kháng thể và tế bào chuyên biệt rất quan trọng để bảo vệ lâu dài khi tiêm chủng. Hệ thống miễn dịch thu được chịu trách nhiệm cho điều này. Công việc của hệ thống miễn dịch thu được này mất nhiều thời gian hơn, nhưng bạn không cảm nhận được.
Thực tế, trong các nghiên cứu phê duyệt để cấp phép cho vaccine, việc tiêm chủng có tác dụng ngay cả khi bạn không có phản ứng nghiêm trọng. Nhiều người không gặp tác dụng phụ nào sau khi tiêm nhưng họ vẫn có kháng thể và được bảo vệ.
Mục đích của việc chủng ngừa Covid-19 là cơ thể tạo ra các kháng thể thích hợp cho virus. Quá trình này độc lập với những phản ứng mà bạn cảm thấy.
Nếu bạn vẫn thắc mắc vì sao những phản ứng giữa mọi người khác nhau nhiều đến vậy, sự thật là khoa học vẫn chưa thể giải thích được hết.
Những yếu tố khiến bạn ít nhiều có khả năng gặp phản ứng không mong muốn với việc tiêm vaccine Covid-19 có thể là giới tính hoặc tuổi tác. Ở phụ nữ thường có phản ứng sốt mạnh hơn nam giới. Những người trẻ tuổi có nhiều khả năng gặp tác dụng phụ hơn người lớn tuổi.
Bên cạnh đó, các yếu tố như tình trạng thể chất chung, béo phì hay stress cũng có thể đóng một vai trò nào đó. Thậm chí, việc tin rằng chắc chắn sẽ gặp phải phản ứng phụ nặng cũng có thể có tác động tiêu cực đến tình trạng sức khỏe của bạn sau khi tiêm chủng.
Dịch Covid-19
Những người cần được khám sàng lọc kỹ khi tiêm vaccine Covid-19
Sức khỏe
Sức khỏe
Người trên 65 tuổi, mắc các bệnh lý nền, có tiền sử dị ứng hoặc gặp bất thường về dấu hiệu sống cần được khám sàng lọc kỹ trước khi tiêm vaccine Covid-19.
Khu vực có nhiều ca nhiễm nCoV tại Hà Nội, TP.HCM
Sức khỏe
Sức khỏe
Tính từ 27/4 đến nay, Việt Nam có 201.743 ca mắc Covid-19. Đặc biệt, dịch tại TP.HCM và Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp.
Người bị dị ứng có nên tiêm vaccine Covid-19?
Sức khỏe
Sức khỏe
Tôi có cơ địa dị ứng. Vậy tôi có nên tiêm vaccine Covid-19 không?
Thêm 4.937 ca mắc Covid-19 tại 23 tỉnh, thành
Sức khỏe
Sức khỏe
Theo thông tin từ Bộ Y tế sáng 8/8, TP.HCM ghi nhận thêm 1.896 ca dương tính với nCoV.
Mối nguy hiểm khi tự ý dùng thuốc Remdesivir chữa Covid-19
Sức khỏe
Sức khỏe
Thuốc Remdesivir cần được tiêm đúng liều lượng, thời điểm phát triển của bệnh theo hướng dẫn từ bác sĩ và trong điều kiện chăm sóc, theo dõi ở bệnh viện.
Nguồn: News.zing.vn