Tại sao đã không có tiền còn không chịu tiết kiệm để mua nhà, tậu xe mà cứ đi du lịch?

0
Tại sao đã không có tiền còn không chịu tiết kiệm để mua nhà, tậu xe mà cứ đi du lịch?

Một số người thích những bước ổn định trong thực tế, và một số người chú ý đến những thứ khác không phải nhà hay xe. Hai lý tưởng này không có bên nào sai hay bên nào hơn cả.

Trước khi vào đại học, tôi đã đặt cho mình mục tiêu là đi để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đất nước này. Cũng có nhiều người như tôi đặt ra lý tưởng như vậy. Những tưởng là cao đẹp, nhưng thực ra lại khó vô cùng. Vì nó là “mục tiêu”, thì dĩ nhiên tất cả đều dựa vào bản thân mà thôi, vốn gia cảnh cũng không dư dả gì, nói là đi du lịch, đi chơi nhưng thực chất đó chính là sự trải nghiệm.

Vì vậy tôi bắt đầu tiết kiệm tiền bằng nhiều cách khác nhau: đi làm thêm công việc chân tay, làm gia sư, viết lách để kiếm tiền nhuận bút và vô số những công việc không tên khác.

Có môtj điều tôi nhớ cực kỳ rõ trong chuỗi ngày làm việc không ngừng nghỉ, khi làm việc ở một cửa hàng tiện lợi. Công việc đó vất vả hơn những gì những người đứng từ bên ngoài nhìn vào, không chỉ là xếp đồ, thanh toán như những bộ phim truyền hình hay vô tình chạm phải tay của một khách hàng khác giới nào đó rồi trò chuyện, lại bất ngờ nảy sinh tình cảm. Thực tế, một ca làm việc kéo dài từ 8 đến 10 tiếng mỗi ngày, thậm chí là hơn nữa, không một giây một phút nào bản thân được thả lỏng, nghỉ ngơi cả.

Tại sao đã không có tiền còn không chịu tiết kiệm để mua nhà, tậu xe mà cứ đi du lịch? - Ảnh 1.

Những cửa hàng tiện lợi thường sẽ mở 24/24 để đáp ứng được nhu cầu khách hàng, thu được nhiều lợi nhuận nhất có thể. Ca đêm đúng là cơn ác mộng của những người như tôi. Vì đó chỉ là một cửa hàng nhỏ, nên ca đêm hôm đấy có mỗi mình tôi trực. Nhận hàng, bổ sung hàng lên kệ, kiểm tra hạn sử dụng của từng món, dọn vệ sinh sàn, dụng cụ nấu nướng, thanh toán… Cho đến rạng sáng ngày hôm sau, tôi mệt mỏi kết thúc ca làm và bắt xe bus trở về phòng trọ chật hẹp. Tôi còn chẳng nhớ nổi bản thân đã quay về nhà kiểu gì, chỉ nhớ lên xe, dựa vào cửa sổ, lúc còn nửa tỉnh nửa mơ tỉnh dậy thì may mắn chiếc xe chuẩn bị dừng ngay điểm tôi cần xuống.

Mỗi khi tôi nhận được lương tháng, thì đó cũng là lúc hồn tôi lìa khỏi xác vì cạn sạch năng lượng mất rồi. Lương cũng chẳng gọi là cao, nhưng dành dụm vài tháng cũng đủ cho tôi đi một chuyến du lịch “không đúng nghĩa”.

Chuyến du lịch mà người ta thường nghĩ đến là di chuyển nhanh chóng, thoải mái, những chiếc homestay gần gũi hay là một phòng khách sạn sang trọng, những món ăn ngon có tiếng, những đặc sản mang về làm quà. Còn với tôi, thì chuyện đi một mình, ngồi vé cứng tàu hoả cho tiết kiệm, đổi lại thời gian di chuyển lên tới chục tiếng đồng hồ là một thử thách phải vượt qua.

Tại sao đã không có tiền còn không chịu tiết kiệm để mua nhà, tậu xe mà cứ đi du lịch? - Ảnh 2.

Không phải do keo kiệt mà thực ra trong cuộc sống tôi khá hào phóng, tôi nghĩ rằng mình sẽ sử dụng số tiền có hạn này để đi được nhiều nơi hơn nên những cái khác phải cực kì tiết kiệm. Và sau tất cả những nỗ lực đó, với tư cách là một sinh viên nghèo, thực sự tôi đã đi hầu hết các tỉnh trong khoảng thời gian 4 năm đại học. 

Tôi cũng nhìn thấy rất nhiều phong cảnh tráng lệ. Dù không có nhiều tiền thì cũng có những lợi ích khác, ví dụ như đến một tỉnh nào đó, tôi sẽ không đi đến những điểm danh lam thắng cảnh nổi tiếng, không cần tốn tiền mua vé mà vẫn có thể ngắm cảnh. Quãng đường đi bộ dành cho người du khách nghèo có nhiều cảnh đẹp bất ngờ mà những người khác hay bị bỏ qua. Là tôi phát hiện khi đi bộ một quãng đường dài hay là trên đường tàu, xe chạy, nhờ vậy mà chuyến đi của tôi trở nên đúng nghĩa là một hành trình.

Mặc dù bây giờ tôi chẳng có nhiều tiền, nhưng tôi sẽ tiếp tục chọn cách làm việc chăm chỉ để được nhìn ra thế giới. Nhưng tôi đặc biệt cảm thấy may mắn là bản thân đã quyết định đi thật nhiều nơi trong khoảng thời gian học đại học, nó vượt trên ý nghĩa của tiền bạc. Nếu tôi thay đổi, bỏ chuyện đi du lịch sang một bên thì số tiền mà tôi kiếm được có lẽ cũng không đủ cho cuộc sống bây giờ. Những tháng lương để đấy chỉ dành để ăn tiêu hàng ngày, không được ngắm nhìn vẻ đẹp của thiên nhiên trong khi còn tuổi trẻ, thì sẽ thiếu đi một phần cực kỳ quan trọng về những trải nghiệm trong cuộc đời.

Tại sao đã không có tiền còn không chịu tiết kiệm để mua nhà, tậu xe mà cứ đi du lịch? - Ảnh 3.

Trở lại với câu hỏi: Tâm lý của những người không có tiền đi du lịch là gì? Tại sao họ không kiếm, để dành mua nhà, tậu xe? Tôi cảm thấy rằng trong cuộc sống, ý nghĩa của những điều viển vông được định nghĩa theo những cách khác nhau, một số người thích những bước ổn định trong thực tế, và một số người chú ý đến những thứ khác không phải nhà hay xe. Hai lý tưởng này không có bên nào sai hay bên nào hơn cả.

Nhưng những thứ bạn muốn không phải là sự khác biệt sao?

Đối với tôi, dù có tiền hay không, tôi cũng muốn được đi đến nhiều nơi, những khi không có tiền, tôi phải làm việc chăm chỉ nhiều hơn nữa!

Ảnh minh hoạ: Pinterest

Nguồn: KENH14.VN