Tàu không chịu vào bờ tránh bão, chờ đủ ngày để được hỗ trợ tiền dầu

0
39

Lực lượng chức năng gặp khó khăn khi kêu gọi 2 tàu ở Nghệ An vào bờ tránh bão. Hai tàu này di chuyển được 13 ngày, ngư dân muốn ở trên biển thêm 2 ngày để được hỗ trợ tiền dầu.

Bão số 7 đổi hướng liên tục, Kompasu đang vào Biển Đông Trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và di chuyển vào đất liền Hải Phòng – Hà Tĩnh chiều 10/10, bão số 7 đổi hướng liên tục. Ngày 12/10, Biển Đông hứng cơn bão mới.

Công tác ứng phó bão số 7 và chuẩn bị cho việc ứng phó những cơn bão tiếp theo trên Biển Đông là hai nội dung quan trọng được đưa ra tại cuộc họp ứng phó với mưa bão của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai diễn ra sáng 10/10. Cuộc họp do Phó thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì.

Báo cáo tại cuộc họp, ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, cho biết bão số 7 diễn biến phức tạp khi hình thành trên Biển Đông đã gần một tuần qua nhưng vẫn chưa vào bờ.

Trước diễn biến này, các địa phương trong vùng ảnh hưởng của bão đã khẩn trương lên kế hoạch ứng phó với mưa lớn. Trên 61.000 tàu với gần 300.000 ngư dân được các địa phương đã kêu gọi thoát khỏi vùng nguy hiểm để vào bờ.

Các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình đã kêu gọi ngư dân trên các lồng bè, chòi canh lên bờ để tránh trú.

Về kế hoạch sơ tán dân, ông Hoài cho biết các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh dự kiến sơ tán trên 41.000 hộ dân, tương đương 151.000 người; trong khi khu vực từ Quảng Bình đến Phú Yên lên kế hoạch sơ tán trên 71.000 hộ với 256.400 người.

Thông tin về việc kêu gọi tàu thuyền vào bờ, ông Lê Tuấn, Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư, cho biết lực lượng chức năng đang gặp khó khăn trong việc kêu gọi 2 tàu ở Nghệ An vào bờ tránh trú bão.

Từ đêm qua, các ngư dân trên tàu này không chịu vào bờ vì theo quy định, ngư dân phải đi được 15 ngày thì mới được hỗ trợ tiền dầu. Hiện, hai tàu này di chuyển được 13 ngày, ngư dân muốn ở trên biển thêm 2 ngày nữa.

“Trưa nay, Chi cục trưởng Kiểm ngư của Nghệ An trực tiếp ra địa bàn để phối hợp kêu gọi 2 tàu này vào bờ nhưng người dân kiên quyết không vào”, ông Tuấn nói.

mua bao mien Trung anh 1

Mô hình dự báo của GFS cho thấy trong 10 ngày tới, các tỉnh Trung Bộ có thể mưa lớn 400-600 mm. Ảnh: Windy.

Về việc này, Phó thủ tướng Lê Văn Thành cho biết nguyên nhân chính là do cơ chế chính sách đang làm khó người dân. Ông yêu cầu Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai có ngay văn bản yêu cầu tháo gỡ chính sách này, hỗ trợ người dân khi vào bờ.

“Chính sách có thể yêu cầu đi biển 15 ngày mới được hỗ trợ tiền dầu, nhưng khi có thiên tai thì không áp dụng việc này nữa, kể cả người dân đi biển một ngày cũng phải hỗ trợ”, Phó thủ tướng nói.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Hồng Nguyên, Phó chánh văn phòng Bộ Công an, cho biết từ ngày 5/10 đến 10/10, các địa phương thống kê được hơn 26.000 người dân chủ yếu là lao động ở phía nam di chuyển dọc ở tuyến đường Trường Sơn và quốc lộ 1 qua Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Trị để về các tỉnh, thành phố phía bắc.

Ông Nguyên cũng cho biết trong 5 ngày qua, hơn 49 đoàn người đã đi qua tuyến quốc lộ 1, trong đó có 95 ôtô cùng hơn 2.000 xe máy. Tổng số 5.700 người đã di chuyển qua địa phận tỉnh Hà Nam, đáng lưu ý là gần 1.900 người dân đi bộ, trong đó có 153 trẻ em.

Kết luận cuộc họp, Phó thủ tướng Lê Văn Thành cho biết bão số 7 mặc dù đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới nhưng tiếp tục ảnh hưởng, gây mưa lớn cho Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nếu các địa phương chủ quan, không triển khai tốt biện pháp kêu gọi tàu bè vào bờ thì thiệt hại sẽ rất lớn.

Ông cũng cho biết thời gian tới, bộ, ngành và địa phương cần đặc biệt quan tâm đến bão số 8 do hình thái này được dự báo có cường độ mạnh, di chuyển nhanh và sớm ảnh hưởng đến đất liền.

Về việc người dân hồi hương bằng phương tiện cá nhân trong khi mưa bão phức tạp, Phó thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Công an phối hợp địa phương để hỗ trợ người dân khi đi qua từng địa phương.

Nguồn: News.zing.vn

Du lịch trong nước

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn