Tên gọi khác của Tết Đoan Ngọ

0
51

Vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm, một số quốc gia tại châu Á đón Tết Đoan Ngọ bằng nhiều nghi thức, truyền thống riêng.

ten goi khac cua Tet Doan Ngo anh 1

Câu 1: Tên gọi khác của Tết Đoan Ngọ là gì?

  • Tết Đoan Dương
  • Tiết Thiên Trung
  • Tiết Địa Lạp
  • Tất cả đáp án trên

Tết Đoan Dương, Tiết Thiên Trung, Tiết Địa Lạp đều là tên gọi khác của Tết Đoan Ngọ. Đoan trong Tết Đoan Dương nghĩa là mở đầu, dương là hỏa khí của trời đất và của con người trong ngày. Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tiết Thiên Trung vì mặt trời hôm đó đứng ở điểm cao nhất của bầu trời. Còn tên gọi Tiết Địa Lạp được giải thích là ngày các thần trên trời ghi vào sổ trường thọ các thông tin bao gồm địa vị xã hội và chính trị mỗi người, các quan hệ họ hàng lúc thịnh suy của người đó. Ảnh: Nguyễn Minh Trang.

Câu 2: Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ đâu?

  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Thái Lan
  • Phương Đông

Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chuyện kể rằng, nhà thơ Khuất Nguyên vì khuyên can vua Sở Hoài Vương không được nên gieo mình xuống sông Mịch La đúng ngày 5/5. Dân làng ở đó đã mang thuyền đến giữa dòng sông để cứu vớt nhưng không thành. Để cá và các linh hồn của ma quỷ không lại gần thi thể của Khuất Nguyên, họ đã đánh trống và vẩy nước bằng mái chèo. Sau đó, để tưởng nhớ, tỏ rõ sự tiếc thương một người trung nghĩa, hàng năm cứ đến ngày 5/5 âm lịch, người dân Trung Quốc xưa làm bánh quấn chỉ ngũ sắc, ném bánh xuống lòng sông để cúng Khuất Nguyên. Ảnh: ShopBack.

ten goi khac cua Tet Doan Ngo anh 2

Câu 3: Tết Đoan Ngọ thường cúng vào thời khắc nào trong ngày?

  • Sáng sớm
  • Buổi trưa
  • Buổi chiều
  • Buổi tối

Trưa ngày 5/5 âm lịch thường là thời điểm mở đầu cho những ngày nóng nhất trong năm, gần hoặc có năm trùng với ngày hạ chí (21/6 dương lịch). Theo cách nói của phương Đông, đây là lúc dương khí lên cao nhất ở trời đất và trong cơ thể người. Vào khoảng thời gian từ 11h đến 13h (tức giờ Ngọ), làm lễ cúng sẽ có hiệu quả cao trong việc triệt sâu bọ theo phương pháp thuận theo tự nhiên. Ảnh: Thu Hiền Thba.

ten goi khac cua Tet Doan Ngo anh 3

Câu 4: Nhân dân Việt Nam đã Việt hóa ngày Tết Đoan Ngọ thành ngày gì?

  • Tết vụ mùa
  • Tết hạ chí
  • Tết diệt sâu bọ
  • Tết trái cây

Hiểu đơn giản, đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng. Theo truyền thuyết, một ngày sau khi thu hoạch, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Mọi người đau đầu không biết cách diệt sâu bọ. Bỗng một ông lão xuất hiện, tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cho dân chúng lập đàn cúng đơn giản gồm bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà vận động, tập thể dục. Lúc sau, sâu bọ té ngã rồi chết hết. Đôi Truân nói thêm, sâu bọ vào đúng ngày 5/5 âm lịch hàng năm rất hung hăng, chỉ cần làm đúng cách sẽ tiêu diệt được. Để tưởng nhớ việc này, người dân gọi ngày này là ngày Tết diệt sâu bọ. Ảnh: Kiều Trang.

ten goi khac cua Tet Doan Ngo anh 4

Câu 5: Tết Đoan Ngọ được tổ chức ở những quốc gia nào?

  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Nhật Bản
  • Tất cả đáp án trên đều đúng

Tết Đoan Ngọ là ngày tết truyền thống, tồn tại từ lâu trong văn hóa dân gian phương Đông. Các quốc gia Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc… đều tổ chức ngày lễ này theo phong tục riêng tại địa phương. Ảnh: Shutterstock.

Câu 6: Tết Đoan Ngọ ở Thái Bình có tên gọi khác là gì?

  • Tết cơm mới
  • Tết thanh minh
  • Tết Vu Lan
  • Tết bố vợ

Vào ngày 5/5 âm lịch, con rể, hoặc các chàng trai sắp làm rể, sẽ chuẩn bị lễ vật đến nhà vợ để chúc tết bố vợ. Lễ vật bao gồm đôi vịt đồng, gạo nếp mới, hoa quả, bơ đậu. Trước kia, con gái thường được gả ở gần bố mẹ đẻ. Đến ngày 5/5, cả gia đình đến nhà vợ để làm cỗ cúng tổ tiên. Vào ngày đó, người chồng được vợ cho phép tiếp rượu “anh em cọc chèo” (anh em cùng làm rể). Người vui nhất là bố vợ vì các ông được chứng kiến con cháu vui vẻ, anh em thuận hòa. Ảnh: Yến Phạm.

Nguồn: News.zing.vn

Du lịch trong nước

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn