Thăm tù, ‘mốt’ mới của du khách tại Bali

0
193

Các tù nhân trong nhà tù Kerobokan đã giúp du khách ghé thăm nhận ra rằng họ may mắn thế nào khi đang được tự do.

Tại Bali, du khách đang tập trung vào một trải nghiệm mới, được đánh giá là kỳ lạ: thăm tù nhân tại nhà tù Kerobokan. Được biết đến với tên gọi “mỹ miều” hơn là Hotel K, nhà tù Kerobokan đang giam giữ gần 1.400 tù nhân, trong đó có 83 người nước ngoài. 

Dưới đây là trải nghiệm của một du khách Australia, Ian Lloyd Neubauer, trong những ngày ở Kerobokan được chia sẻ trên News.

tham-tu-mot-moi-cua-du-khach-tai-bali

Lối vào nhà tù Kerobokan. Ảnh: Ian Lloyd Neubauer.

Ngày đầu tiên

K chỉ cách nơi tôi đang ở 4 km trên đảo Canggu. Tuy nhiên do đường hẹp, giao thông khó khăn của hòn đảo, tôi mất gần một tiếng ngồi taxi mới đến nơi. 

Giờ mở cửa cho khách tham quan từ 9h đến 12h. Tôi đến nơi lúc 10h sáng, mọi người phải xếp hàng để kiểm tra an ninh phía tiền sảnh trước khi vào. Tại đây, túi xách được đưa vào máy quét như ở sân bay và mọi du khách phải đi qua máy dò kim loại.

Nhiều tù nhân được quyền dùng điện thoại nhưng luật này không áp dụng cho du khách. Khi đến lượt bước qua cửa an ninh, tôi buộc phải quay về vì đã sát giờ đóng cửa.

Ngày thứ hai

Tôi đến khách sạn K đúng 9h nhưng lại bị từ chối vào cửa vì mặc quần ngắn. Do không muốn mất thời gian, tôi đã mua tạm một chiếc quần dài. Khi đến bàn đăng ký, tôi nhận được một tờ giấy viết toàn tiếng bản địa. Với sự giúp đỡ của một người dân, tôi điền được tên, quốc tịch, tên khách sạn đang ở và tù nhân muốn thăm.

Người mà tôi nhắc đến là Matthew Norman, bị bắt giữ hồi 2015 vì tội buôn bán ma túy, đang lĩnh án chung thân. Tuy nhiên khi bị yêu cầu trình giấy tờ, tôi lại một lần nữa buộc quay về vì để quên hộ chiếu.

Thăm tù, 'mốt' mới của du khách tại Bali

 
 
Thăm tù, ‘mốt’ mới của du khách tại Bali

         

Mathew – tù nhân của khách sạn K. Anh đang điều hành một công ty in và học một khóa học từ xa hệ mở rộng của đại học ở Australia. Anh cũng mở lớp dạy tiếng Anh và tennis cho các tù nhân để giúp họ có tương lai rộng mở hơn. Video: News.

Ngày thứ ba

Tôi mang đầy đủ thứ mà phía nhà tù yêu cầu. Tôi được đưa đến một căn phòng bọc thép với ba vệ sĩ. Một người kiểm tra túi của tôi, người còn lại soát người và người thứ ba đánh dấu khách ghé thăm lên cổ tay tôi.

tham-tu-mot-moi-cua-du-khach-tai-bali-1

Dấu qua cửa trên cổ tay Ian. Ảnh: Ian Lloyd Neubauer.

Sau đó, tôi được dẫn vào phòng khách chia đôi bởi một bức tường cao và các song sắt. Một bên song sắt có khoảng 100 du khách tham quan, trong đó có hơn 10 người đến từ phương Tây. Phía còn lại là các tù nhân. Tất cả trò chuyện với nhau qua song sắt.

“Chỉ cần một sai lầm ngu ngốc, chúng ta sẽ bị mắc kẹt cuộc sống của mình ở đây mãi mãi”, Adrian, một người Australia sống ở Bali nói với tôi.

Tuy nhiên, chờ đến 2 tiếng nhưng tôi không được gặp Matthew. “Nếu Matthew không biết anh, anh ta sẽ không ra gặp đâu”, Adrian nói.

Ngày thứ tư

Tôi quay lại để gặp Matthew lần nữa. Ngồi cạnh tôi là Malcolm Kenzie, đến từ Tasmania. “Anh trai tôi bị giam ở đây hai năm nên tôi hiểu cảm giác của các tù nhân thế nào. Tôi đến đây để muốn họ thấy rằng họ không hề bị lãng quên”, Malcolm nói.

Tôi cũng gặp một du khách Brazil, đến từ một tổ chức từ thiện và tới đây để thăm những tù nhân không có gia đình hoặc bạn bè. Nữ du khách này là một Voluntourism (du lịch tình nguyện – một dạng nghỉ ngơi đặc biệt, du khách đi đâu đó để lao động với chi phí tự trang trải). Mỗi năm có khoảng 1,6 triệu du khách trên thế giới đi du lịch theo xu hướng này.

tham-tu-mot-moi-cua-du-khach-tai-bali-2

Theo số liệu của chính phủ Indonesia, hơn 60% trong số 225.000 tù nhân Indonesia bị giam vì liên quan đến ma túy như sử dụng, buôn bán. Indonesia được đánh giá là quốc gia có những luật lệ cấm sử dụng ma túy khắc nghiệt nhất thế giới.

Tôi được người phụ nữ này nhờ tới gặp hai tù nhân người Peru, Robert Castro và Fanko Pizzarro khi biết tôi có thể nói tiếng Tây Ban Nha. Fanko bị bắt vì lừa đảo, đã ngồi tù 4 năm. Mỗi ngày, người đàn ông này được hai mẩu bánh mì cũ, hai quả trứng và một lượng nhỏ rau xanh. Họ đều phải dựa vào các tổ chức từ thiện để sống qua ngày.

Fanko cho biết phải ngủ trên sàn bê tông, chỗ nằm chật hẹp và chung với 40-50 tù nhân khác. Dù được các tổ chức từ thiện khác cung cấp chăn, gối và màn chống muỗi nhưng Fanko không có cơ hội dùng.

Ngày thứ năm

Tôi đã là gương mặt quen thuộc ở phòng chờ nhà tù, thậm chí người gọi tên tù nhân qua loa phóng thanh đã chào tôi với nụ cười cùng cái bắt tay. Cuối cùng tôi cũng gặp được người cần gặp. Matthew cho biết anh rất hy vọng sẽ sớm được ân xá: “Tôi luôn tin rằng, một ngày nào đó sẽ được tự do”.

Khi được hỏi về tình trạng bạo lực tình dục, điều thường xuyên xảy ra trong các nhà tù khắp thế giới, Mathew cho biết: “Tôi chưa bao giờ nghe tới chuyện này. Tù nhân, lính canh, tất cả chúng tôi đều chăm sóc lẫn cho nhau”.

Mathew cho biết hiện nay cuộc sống trong tù của anh rất bận rộn do đang điều hành một công ty in ấn và học khóa quản lý kinh doanh.

Kết thúc chuyến du lịch kỳ lạ của mình, Ian Lloyd Neubauer rút ra một điều: “Tôi nhận thấy rằng, du khách và tù nhân đều học được ở nhau nhiều điều qua những chuyến viếng thăm này. Các tình nguyện viên như cô gái Brazil tôi từng gặp, họ đến đây nhiều lần với hy vọng có thể giúp đỡ nhiều người hơn nữa. Còn với các tù nhân, họ mang lại cho du khách cảm nhận rằng tự do quý giá đến nhường nào”.

Nguồn: Vnexpress.net

Điểm đến du lịch

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn