Thành cổ Jerusalem (phần cuối)

0
187

Bốn khu phố cổ là những vùng khu vực linh thiêng của người Hồi giáo, Cơ đốc giáo, Do thái và người Armenia. Mỗi di tích nơi đây đều mang ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của các tín đồ.

Khu Do thái

Ngày nay, khu Do thái luôn bóng nhoáng khiến du khách khó tin khu vực này được xây năm 1400. Công trình của hội đạo Do thái, synagogues, nằm thấp hơn mặt đường vì trước đây, người Do thái và Cơ đốc giáo không được xây bất cứ công trình nào cao hơn các kiến trúc Hồi giáo. Du khách có thể tới khu vực này qua cổng Rác thải Do thái. Do thái là cổng xây dựng sau cùng trong toàn bộ thành cổ (1540) và được gọi là Cổng của David, Đấng cứu thế vì quay mặt vào ngọn núi tương truyền là nơi chôn vị thánh này.


a

Bức tường phía Tây.

Bức tường phía Tây

Khi người La Mã phá huỷ ngôi đền của vua Solomon, họ để lại bức tường ngoài cùng. Có lẽ họ choáng ngợp vì sự kỳ vĩ của công trình này và cũng vì bức tường không nằm trong khuôn viên ngôi đền. Người Do thái tôn sùng bức tường vì đây là phần duy nhất còn lại của một công trình từng là niềm tự hào của họ và nơi đây trở thành nơi linh thiêng nhất. Nhiều thế kỷ qua, người Do thái hành hương về Palestine và luôn tới Kotel ha-Ma’aravi này để tạ ơn Đấng toàn năng. Còn những người ngoại đạo gọi đây là Bức tường cầu kinh vì tín đồ nào cũng quay mặt vào tường để cầu kinh, với hy vọng được gần gũi với Đấng toàn năng về mặt tâm linh. Trên tường cũng dán nhiều giấy kvitlach ghi lời cầu nguyện của các tín đồ.

Khu Hồi giáo và Núi Đền

Bên góc của Bức tường phía tây và ở phía đông nam của Núi Đền là Vườn địa chất Ophel. Cuộc khai quật tại đây tìm thấy nhiều chứng tích lịch sử 2.500 năm của Jerusalem với 25 tầng di tích kiến trúc. Cổng Hulda, cầu thang cổ và nhiều cung điện đổ nát từ thế kỷ thứ 7 là những di tích được nằm dưới di chỉ này.

Núi Đền, tiếng Arab là Haram es-Sharif (Vùng đất cao quý) rộng 40 ha, có hai công trình có ý nghĩa thiêng liêng với người Hồi giáo: Vòm đá (không phải là nhà thờ Hồi giáo) và nhà thờ al-Aksa. Kinh Koran gọi đây là Vùng hẻo lánh của Jerusalem. Khi đi vào Vòm đá, các tín đồ Hồi giáo phải đi chân trần để thể hiện lòng tôn kính với thánh Allah. Theo tín ngưỡng và các bản đồ cổ, đây được coi là trung tâm của trái đất và là nơi nhà tiên tri Mohammed lên thiên đường. Họ cũng tin rằng, những tảng đá cũng muốn theo bước chân của Mohammed và dấu chân của ông còn lưu lại trên những tảng đá này. Ngày nay, khách hành hương không thể mang một tảng đá về nhà để thờ cúng nữa vì họ chỉ có thể ngắm từ xa, qua một bức tường kính. Ngay cạnh đó, có một phòng gỗ nhỏ lưu giữ những sợi tóc của nhà tiên tri. Bên dưới những phiến đá này là Giếng Hồn, tương truyền là nơi tập trung những linh hồn chết.

a

Mái vòm Al-Aksa nhìn từ xa.

Nhà thờ Al-Aksa vòm xám nằm ở phía nam Núi Đền. Al-Aksa có nghĩa là Chốn xa xôi và thực tế, nhà thờ này cũng nằm ở nơi xa nhất trong quần thể di tích của nhà tiên tri Mohammed. Năm 1951, vua Abdullah, cụ của vua Abdulla của Jordani hiện nay bị ám sát ngay trước cửa ngôi đền này. Giữa Vòm đá al-Aksa có một vòi phun nước lớn để các tín đồ rửa chân trước khi bước vào khu vực linh thiêng. Khu vực này ngừng mở cửa cho du khách 5 lần một ngày, vào thời gian cầu nguyện của các tín đồ.

Tuy có tên là Khu Hồi giáo nhưng nơi đây lại có rất nhiều di tích của người Cơ đốc như Nhà thờ St. Anne, Nhà tu kín và Nhà thờ Ecce Homo. Vài thập kỷ gần đây, người Do thái bắt đầu định cư tại khu vực này.

Phần 1

H.T. (theo Jewishvirtuallibrary)

Nguồn: Vnexpress.net

Du lịch nước ngoài

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn