Thành phố ở Trung Quốc gây tranh cãi với kế hoạch hút khách bằng chọi gà

0
Thành phố ở Trung Quốc gây tranh cãi với kế hoạch hút khách bằng chọi gà

(Dân trí) – Turpan, thành phố cổ từng được coi là “trái tim của con đường tơ lụa” trước kia, dự kiến sẽ thành lập Hiệp hội gà chọi vào cuối năm nay. Các quan chức địa phương hi vọng, bằng việc thúc đẩy hoạt động này sẽ hút thêm lượng khách du lịch tới đây.

Turpan – trái tim của con đường tơ lụa cổ

Turpan, thành phố cách Urumqi chừng hơn 180 km, nằm trong địa phận khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, là một trong những điểm đến nổi tiếng bởi giống nho ngọt nhất thế giới. Để thu hút thêm lượng khách du lịch tới đây, chính quyền địa phương đang lên kế hoạch để thành lập Hiệp hội chọi gà vào cuối năm nay.

Turpan - trái tim của con đường tơ lụa trước kia

Turpan – trái tim của “con đường tơ lụa” trước kia

Đây là một trong những lễ hội từng gây nhiều tranh luận trong suốt một phần lịch sử của Turpan 280 năm nay. Đến nay, khoảng 1/6 dân số – tương đương với 100.000 người, đã tham gia vào “ngành công nghiệp chọi gà”.

Trong cuộc phỏng vấn với Tân Hoa Xã, Perhat Kadir, một quan chức thành phố, cho biết: “Giống như những trận đấu bò tót nổi tiếng ở Tây Ban Nha, chúng tôi hi vọng rằng, chọi gà sẽ là một trong những điểm hút khách đến với Turpan”.

Với việc thành lập Hiệp hội chọi gà, chính quyền địa phương hi vọng sẽ nhanh chóng thúc đẩy lễ hội này, thiết lập các trận đấu chính thống ở các chợ địa phương.


Chính quyền thành phốTurpan hi vọng nhờ chọi gà sẽ đưa khách du lịch tới đây nhiều hơn

Chính quyền thành phốTurpan hi vọng nhờ chọi gà sẽ đưa khách du lịch tới đây nhiều hơn

Được biết, chọi gà là một trong những môn truyền thống lâu đời ở Trung Quốc, lưu truyền từ hàng ngàn đời nay. Tuy nhiên, không phải nơi nào trên thế giới cũng chấp nhận bộ môn này.

Chọi gà đã xuất hiện ở Trung Quốc hàng ngàn năm nay

Chọi gà đã xuất hiện ở Trung Quốc hàng ngàn năm nay

Theo ông Leanne Plumtree, phát ngôn viên của tổ chức từ thiện vì động vật RSPCA, chia sẻ: “Chọi gà gây ra sự đau đớn cho con vật trong thời gian dài cho tới lúc chết. Môn này từng được tổ chức bất hợp pháp ở Anh và xứ Wales vào năm 1835, và ở Scotland 60 năm sau đó. Chúng tôi kêu gọi khách du lịch không ủng hộ những hoạt động ngược đãi động vật”.

Huy Hoàng

Theo DM

Nguồn: DANTRI.COM.VN