“Thế kỉ bao nhiêu rồi mà còn cấm người trẻ đi xem triển lãm không được chụp ảnh cùng tranh?”

0
462

Câu hỏi được đặt ra là: Liệu cách thưởng thức nghệ thuật cùng những tư duy cũ kĩ có còn phù hợp ở thời đại 4.0 như hiện nay?

Ngoài những hoạt động quen thuộc như xem phim, mua sắm, cà phê cà pháo thì dễ dàng nhận thấy trong những năm gần đây, giới trẻ Việt còn dành nhiều thời gian quý giá cho việc thưởng thức nghệ thuật. Việc các phòng tranh, phòng triển lãm, khu nghệ thuật đương đại… liên tục được mở cửa và có nhiều hoạt động thú vị càng tạo điều kiện thuận lợi cho những người trẻ có cơ hội tiếp cận với thế giới nghệ thuật bao la, đa dạng.

Nhiều không gian nghệ thuật liên tục ra đời khiến người trẻ có thêm nơi để ghé đến.

“Thế kỉ bao nhiêu rồi mà còn cấm người trẻ đi xem triển lãm không được chụp ảnh cùng tranh?” - Ảnh 2.

“Thế kỉ bao nhiêu rồi mà còn cấm người trẻ đi xem triển lãm không được chụp ảnh cùng tranh?” - Ảnh 3.

Như một lẽ dĩ nhiên, cứ cái gì mới mẻ, hay ho là đều sẽ được dân tình ùn ùn kéo đến nhìn ngắm, thưởng thức. Vậy nên không lạ gì khi khi vào những ngày có sự kiện, VCCA ở Hà Nội cho đến The Factory Contemporary Arts Centre ở Sài Gòn hay bất kì phòng tranh, phòng triển lãm, studio nào cũng đặc kín người ra kẻ vào, ai cũng lăm lăm trên tay một chiếc điện thoại để ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất tại nơi đó.

Cũng chính từ đây mà những ý kiến trái chiều đã được đưa ra, thậm chí còn tạo ra kha khá cuộc tranh cãi trên mạng xã hội. Giống như mới đây nhất, triển lãm “Ấn tượng phản chiếu: Van Gogh & tác phẩm” được tổ chức tại VCCA (Hà Nội) đã trở thành tâm điểm tranh cãi của cư dân mạng.

“Đứng che cả tranh chỉ để check-in là một hành động không thể chấp nhận được?”

Khác với những triển lãm thông thường sẽ treo các tác phẩm lên tường để người xem thưởng lãm, “Ấn tượng phản chiếu: Van Gogh & tác phẩm” lại là triển lãm sử dụng các ứng dụng công nghệ hiện đại để trình chiếu các tác phẩm của danh hoạ người Hà Lan. Cụ thể, 35 tác phẩm nổi tiếng của Van Gogh như “Hoa hướng dương”, “Tự hoạ”, “Hoa hạnh nhân nở”… sẽ hiển thị dưới dạng hình ảnh kỹ thuật số, được trình chiếu luân phiên và tự động thông qua máy chiếu có độ phân giải cao.

“Thế kỉ bao nhiêu rồi mà còn cấm người trẻ đi xem triển lãm không được chụp ảnh cùng tranh?” - Ảnh 4.

FB: Chang Trang

“Thế kỉ bao nhiêu rồi mà còn cấm người trẻ đi xem triển lãm không được chụp ảnh cùng tranh?” - Ảnh 5.

@ajayon_

Với mục đích đưa nghệ thuật đến gần hơn với công chúng, triển lãm là cơ hội để bất kỳ ai quan tâm đến nghệ thuật đều có thể thưởng thức các tác phẩm kinh điển theo cách chân thực và sống động nhất. Cách làm này đã thật sự khiến người trẻ cảm thấy hứng thú. Bằng chứng là chỉ trong một thời gian ngắn, hàng ngàn người đã đến VCCA để thăm quan, chụp ảnh.

Tuy nhiên bên cạnh những review, những lời khen thì một số người có mặt tại triển lãm nhận xét rằng họ cảm thấy bị làm phiền khi các bạn trẻ đứng chụp hình cùng các tác phẩm. Những người khắt khe hơn thậm chí còn cho rằng việc đứng che cả tranh chỉ để check-in là một hành động không thể chấp nhận được.

“Thế kỉ bao nhiêu rồi mà còn cấm người trẻ đi xem triển lãm không được chụp ảnh cùng tranh?” - Ảnh 6.

@nguyenminhha_

Một bạn nam tên Minh Sang gay gắt chỉ trích: “Làm gì hay đi đâu cũng phải check in cho mọi người thấy. Những người càng cố chứng tỏ bản thân trên mạng xã hội thì ngoài đời càng chẳng có gì”.

Một bạn khác tên Nguyên Trần cũng bức xúc: ”Các bạn ấy ngang nhiên đến gần phía màn chiếu để ánh đèn từ máy chiếu vào người, sau đó tạo dáng chụp tầm 20 cái ảnh tới khi ưng mới thôi. Khi đó máy đã chuyển sang vài tranh khác, thành ra người xem không xem được trọn vẹn bức tranh mà bạn đã che đi vài phần, chưa kể không ai có nhu cầu coi bạn đứng uốn éo cả. Thật bất ngờ là trong một không gian đầy tính nghệ thuật và văn hóa lại gặp phải người bất lịch sự như vậy”.

“Thế kỉ bao nhiêu rồi mà còn cấm người trẻ đi xem triển lãm không được chụp ảnh cùng tranh?” - Ảnh 7.

@tuantrg

Câu hỏi được đặt ra là: Từ khi nào việc chụp ảnh khi tham gia một hoạt động nghệ thuật lại là một hành động để bị lên án như vậy? Và liệu văn hoá thưởng thức nghệ thuật của giới trẻ có tệ giống những lời nhận xét kia không?

Người viết bài này đã có mặt tại VCCA vào một ngày cuối tuần đông đúc để tự mình trải nghiệm không gian cũng như chứng kiến cách mà các bạn trẻ “đối xử” với những tác phẩm được trình chiếu. Hơn 40 bạn trẻ có mặt cùng một lúc được rải đều cho toàn bộ không gian rộng 1700m2. Dù lượng người khá đông nhưng nơi đây vẫn tuyệt đối im lặng, không hề có sự ồn ào hay phá vỡ bầu không khí chung.

Một vài bạn trẻ chăm chú xem tranh, đọc thông tin về tác giả, tác phẩm. Một số khác thì tranh thủ chụp ảnh cùng bạn bè. Dù trước mỗi màn hình chiếu đều có 2-3 nhóm đang chờ được chụp nhưng tất cả đều cư xử nhẹ nhàng, văn minh. Ai đang chụp thì cố gắng chụp nhanh nhất có thể để người khác không chờ đợi lâu. Người đang đứng ngoài cũng không nôn nóng, khó chịu hay tỏ ý hối thúc. Tóm lại là một không gian nghệ thuật với những cá nhân chừng mực, lịch sự và không có gì để chê.

“Thế kỉ bao nhiêu rồi mà còn cấm người trẻ đi xem triển lãm không được chụp ảnh cùng tranh?” - Ảnh 8.

@tuantrg

Trong quy định của triển lãm không có bất kì điều nào cấm chụp ảnh với các tác phẩm được trình chiếu, ngay cả các bạn nhân viên và các anh bảo vệ thường xuyên rảo bước kiểm tra cũng hoàn toàn thoải mái với việc các bạn trẻ đứng trước các tia sáng chụp hình. Tức về cơ bản, việc các bạn trẻ ghi lại các khoảnh khắc đẹp cùng tác phẩm không có gì là sai hay “kém văn minh” như một số người đang phê phán. Vấn đề ở đây là thời gian chụp dài hay ngắn có thể ảnh hưởng tới những người sau.

“Thế kỉ bao nhiêu rồi mà còn cấm người trẻ đi xem triển lãm không được chụp ảnh cùng tranh?” - Ảnh 9.

“Thế kỉ bao nhiêu rồi mà còn cấm người trẻ đi xem triển lãm không được chụp ảnh cùng tranh?” - Ảnh 10.

Một triển lãm về các tác phẩm của Van Gogh tại Paris, Pháp.

Cách Hà Nội 9952km, Paris hiện cũng đang có một triển lãm với nội dung tương tự nhưng với quy mô lớn hơn. Các tác phẩm nổi tiếng nhất của Van Gogh được trình chiếu theo định dạng kĩ thuật số tại trung tâm nghệ thuật L’Atelier des Lumièresthis.

“Thế kỉ bao nhiêu rồi mà còn cấm người trẻ đi xem triển lãm không được chụp ảnh cùng tranh?” - Ảnh 11.

“Thế kỉ bao nhiêu rồi mà còn cấm người trẻ đi xem triển lãm không được chụp ảnh cùng tranh?” - Ảnh 12.

Khác với những ý kiến trái chiều về việc nên hay không nên chụp với tranh ở Việt Nam, tại đây, những người tham gia triển lãm còn được khuyến khích làm việc đó. Travel+Leisure – chuyên trang du lịch & văn hoá nổi tiếng của thế giới còn khen rằng dự án nghệ thuật này đã giúp những người bình thường có thể bước vào thế giới của Van Gogh theo đúng nghĩa đen (nguyên văn: This Dreamy Art Exhibit Lets You Step Inside Van Gogh Paintings).

Chỉ nhiêu đó thôi cũng đủ để thấy, tư duy về cách tiếp cận và thưởng thức nghệ thuật của chúng ta và bạn bè quốc tế đang có một sự khác biệt lớn.

Interactive Exhibition: Thế giới nghệ thuật đã thay đổi nhiều lắm rồi!

Nếu đã từng đi các bảo tàng hay các khu triển lãm ở những quốc gia nổi tiếng về sáng tạo như Singapore, Thái Lan, Đài Loan…, bạn sẽ thấy mô hình hoạt động của những nơi này đã khác rất nhiều so với những gì chúng ta từng biết trong quá khứ. Thay vì là một không gian treo tranh hay sắp đặt vài bức tượng, cổ vật, sản phẩm sáng tạo thông thường thì giờ đây nhiều bảo tàng/ khu triển lãm/ trung tâm nghệ thuật đã và đang biến thành một “sân chơi” đúng nghĩa.

Tức là thay vì tiếp cận nghệ thuật một cách thụ động và nhàm chán, bạn sẽ được trở thành một phần của nó (be a part of it) và có thể tương tác với những gì được bày ra trước mặt luôn. Đây được gọi là “interactive exhibition” (tên tiếng Việt: triển lãm có tính tương tác).

“Thế kỉ bao nhiêu rồi mà còn cấm người trẻ đi xem triển lãm không được chụp ảnh cùng tranh?” - Ảnh 13.

“Thế kỉ bao nhiêu rồi mà còn cấm người trẻ đi xem triển lãm không được chụp ảnh cùng tranh?” - Ảnh 14.

“Thế kỉ bao nhiêu rồi mà còn cấm người trẻ đi xem triển lãm không được chụp ảnh cùng tranh?” - Ảnh 15.

Một số bảo tàng tương tác nổi tiếng trên thế giới.

Trong 10 năm trở lại đây, hình thức này đã trở nên vô cùng phổ biến tại nước ngoài và được dự đoán sẽ “kế nhiệm” những cách tiếp cận cũ kĩ, lỗi thời của con người với nghệ thuật. Chỉ trong 1 thời gian ngắn, những bức tường đơn điệu đã được thay thế bởi những không gian cho phép người tham gia có thể “nhập vai” (immersive) và “tương tác” (interactive). Những triển lãm nổi tiếng nhất là Obliteration Room (người sáng lập Yayoi Kusama) hay những căn phòng vô cực mà bạn vẫn thấy đâu đó trên Instagram.

Làn gió mới này đã khiến những người làm nghệ thuật theo cách cũ phải xem xét lại chính mình và thay đổi. Bằng chứng là trước đây rất nhiều nơi mạnh dạn treo biển “Cấm chụp ảnh” nhưng ở thời điểm hiện tại, đến cả những không gian khắt khe nhất cũng dần cơi nới chuẩn mực để phù hợp hơn với thời đại. Phòng tranh Renwick ở Washington, D.C là một ví dụ điển hình, nơi đây thậm chí còn dán thông báo “khuyến khích chụp ảnh” (Photography encouraged) từ năm 2015.

“Thế kỉ bao nhiêu rồi mà còn cấm người trẻ đi xem triển lãm không được chụp ảnh cùng tranh?” - Ảnh 17.

Chụp ảnh tại các hoạt động nghệ thuật đã trở thành thói quen của người trẻ khắp nơi trên thế giới.

Ở góc nhìn tích cực, cách làm này đã và đang giúp giới trẻ nói riêng lẫn những người yêu nghệ thuật nói chung có thể đến gần hơn với những thứ bấy lâu nay vẫn bị xem là trừu tượng và khó hiểu. Vox – chuyên trang về kiến thức nhận xét rằng: “Dù cho các nền tảng mạng xã hội là thứ kéo nhiều người trẻ đến với những sự kiện như vậy nhưng không thể phủ nhận rằng nhờ nó mà sự kết nối giữa mọi người với các tác phẩm đang tăng lên đáng kể. Và đây hoàn toàn là dấu hiệu cho một tương lai tích cực của nghệ thuật“.

“Thế kỉ bao nhiêu rồi mà còn cấm người trẻ đi xem triển lãm không được chụp ảnh cùng tranh?” - Ảnh 18.

“Thế kỉ bao nhiêu rồi mà còn cấm người trẻ đi xem triển lãm không được chụp ảnh cùng tranh?” - Ảnh 19.

“Thế kỉ bao nhiêu rồi mà còn cấm người trẻ đi xem triển lãm không được chụp ảnh cùng tranh?” - Ảnh 20.

Nói ra những điều này để thấy được rằng đã đến lúc để chúng ta đón nhận nghệ thuật ở một góc nhìn hiện đại, mới mẻ và tiến bộ hơn. Nghệ thuật không cần phải giống như vũ trụ – xa tít tắp chẳng ai với được vào mà nó nên là một thứ mang lại niềm vui, cảm hứng và những cảm xúc tích cực.

Ngắm nhìn, phân tích, chụp ảnh, tương tác – bất cứ thứ gì khiến bạn thấy háo hức với nghệ thuật mà không phạm luật và không ảnh hưởng đến người khác thì cứ làm. Xin được kết thúc bài viết này bằng một bình luận dưới bài nói chuyện mang tên “Nghệ thuật trong kỉ nguyên của Instagram” tại TedTalk: I’m a simple person. I see Van Gogh, I click(Tôi là người đơn giản. Tôi thấy Van Gogh và tôi bấm chụp).

Vui thôi mà, xoắn làm chi?

(Bài viết có sử dụng thông tin tham khảo từ kênh Vox)

Nguồn: KENH14.VN

Kinh nghiệm du lịch

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn