Thêm 2 ngân hàng vượt vốn hóa Vinamilk

0
Thêm 2 ngân hàng vượt vốn hóa Vinamilk

Cổ phiếu ngân hàng BIDV và Techcombank vừa tăng mạnh trong phiên 28/6, qua đó lần lượt vượt mặt Vinamilk để leo lên vị trí thứ 6 và 7 trên bảng xếp hạng giá trị vốn hóa thị trường

Chỉ số VN-Index lần đầu vượt mốc 1.400 điểm trong phiên giao dịch 28/6. Đóng góp mạnh mẽ vào đà tăng trên phải kể đến nhóm cổ phiếu ngân hàng khi phần lớn đạt mức tăng trên 3% như: BID, TCB, OCB, TPB, BVB hay thậm chí MSB còn tăng trần 6,9%.

BIDV và Techcombank thăng hạng

Đáng chú ý là ngân hàng BIDV (BID) tăng 3% lên 46.900 đồng/cổ phiếu, qua đó giúp giá trị vốn hóa thị trường của nhà băng này đạt 188.633 tỷ đồng và vươn lên thành cổ phiếu có vốn hóa lớn thứ 6 trên thị trường.

Tương tự, Techcombank (TCB) tăng 3,9% trong phiên gần nhất lên 53.600 đồng/cổ phiếu, đưa giá trị vốn hóa lên vị trí thứ 6 trên sàn chứng với 187.863 tỷ đồng. Cổ phiếu TCB đã tăng giá 70% so với thời điểm đầu năm.

Xét riêng nhóm ngân hàng, hiện Vietcombank vẫn là đơn vị có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán với hơn 417.600 tỷ đồng, bỏ rất xa các nhà băng khác. Vietinbank (CTG) đạt vốn hóa gần 202.600 tỷ đồng là cổ phiếu ngân hàng lớn tiếp theo, đang đứng ở vị trí thứ 5 trên sàn.

TOP 10 DOANH NGHIỆP CÓ VỐN HÓA LỚN NHẤT THỊ TRƯỜNG
Nhãn Vietcombank Vingroup Vinhomes Hòa Phát Vietinbank BIDV Techcombank Vinamilk PV Gas VPBank
Doanh nghiệp column nghìn tỷ đồng 418 395 380 234 203 189 188 186 182 167

Đà tăng của cổ phiếu ngân hàng được hỗ trợ rất lớn bởi kết quả kinh doanh khả quan bất chấp đại dịch Covid-19 và triển vọng sắp tới cũng có nhiều điểm tích cực.

Trong quý đầu năm, hàng chục ngân hàng ghi nhận lợi nhuận nghìn tỷ, trong đó Vietcombank và VietinBank dẫn đầu với mỗi đơn vị lãi trên 8.000 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận của 30 ngân hàng công khai tài chính đạt trên 52.000 tỷ đồng, tăng gần 80% so với cùng kỳ.

Các công ty chứng khoán dự báo lợi nhuận ngành ngân hàng tiếp tục tăng trưởng cao trong quý II khi so sánh với mức nền thấp cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, câu chuyện tăng vốn và tín dụng tăng trưởng cao 5,1% (tính đến 15/6), gấp đôi cùng kỳ cũng là những xúc tác cho cổ phiếu ngân hàng thời gian tới.

Vinamilk liên tiếp bị vượt mặt

Trong khi cổ phiếu ngân hàng thăng hạng mạnh thì cổ phiếu Vinamilk (VNM) lại liên tiếp bị vượt mặt. Với mức giảm 0,6% phiên gần nhất xuống 89.200 đồng/cổ phiếu, vốn hóa Vinamilk đã rơi xuống vị trí thứ 8 trên sàn chứng khoán với giá trị hơn 187.000 tỷ đồng.

Vào tháng 9/2015, doanh nghiệp ngành sữa này từng vượt qua Vietcombank để vươn lên thành công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán. Vinamilk đã không còn giữ được “ngôi vương” trong 3 năm qua bởi sự vươn lên của Vietcombank và nhóm Vingroup, và mọi thứ càng thay đổi nhanh hơn trong thời gian gần đây.

Vào đầu tháng 5, Hòa Phát (HPG) trong làn sóng tăng giá của ngành thép đã chính thức thay thế Vinamilk ở vị trí thứ 4. Và đến cuối tháng 5, đến lượt Vietinbank vượt mặt Vinamilk trên bảng xếp hạng vốn hóa.

Sau khi bị BIDV và Techcombank vượt qua, vị thế vốn hóa của Vinamilk vẫn tiếp tục gặp áp lực lớn. Doanh nghiệp dầu khí PV Gas (GAS) đang hưởng lợi rất lớn từ thông tin giá dầu tăng vượt kỳ vọng, chỉ đang kém 2,5% so với vốn hóa Vinamilk. Ngoài ra vốn hóa ngân hàng VPBank (VPB) ở vị trí thứ 10 cũng đang thấp hơn chỉ 10% so với công ty sữa.

Khi thị trường chứng khoán bùng nổ và hầu hết cổ phiếu bluechip đều tăng mạnh thì VNM gần như dậm chân tại chỗ. Cổ phiếu doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam đã mất giá hơn 16% so với đầu năm, chỉ số VN-Index tăng hơn 27% cùng thời gian.

Từ vị thế một trong những cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài yêu thích, VNM liên tục bị khối ngoại bán ròng với giá trị hơn 6.300 tỷ đồng kể từ đầu năm, chỉ xếp sau mức bán ròng hơn 12.800 tỷ của Tập đoàn Hòa Phát.

Hoạt động kinh doanh của Vinamilk gặp rất nhiều thách thức khi thị trường sữa dần bão hòa. Lợi nhuận ròng quý I/2021 của doanh nghiệp thậm chí giảm 6,5% so với cùng kỳ kỳ và là quý thứ 2 liên tiếp chứng kiến lợi nhuận giảm. Kế hoạch lợi nhuận 2021 của nhà sản xuất sữa lớn nhất Việt Nam chỉ tăng nhẹ 0,2%, đây có thể là năm thứ 4 liên tiếp có tăng trưởng lợi nhuận dưới 2 con số.

Chứng khoán VnDirect nhận định cổ phiếu VNM thiếu động lực tăng giá trong ngắn hạn. Cổ phiếu có thể tiếp tục chịu áp lực khi giá sữa bột nguyên liệu toàn cầu đã tăng gần 33% kể từ đầu năm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đặt mục tiêu lợi nhuận đi ngang và không có quá nhiều kế hoạch đầu tư lớn trong 5 năm tới do năng lực sản xuất của công ty đã được đảm bảo đáp ứng đến 2025.

Cập nhật tình hình Covid-19

Xem chi tiết

Số ca lây nhiễm cộng đồng từ 27/4/2021

12.693Ca nhiễm

Tỉnh Hôm nay Tổng số ca
Hà Nội 0 468
Bắc Ninh 16 1589
Vĩnh Phúc 0 92
Đà Nẵng 1 240
Bắc Giang 26 5656
Hà Nam 0 48
Hưng Yên 2 78
TP.HCM 218 3436
Yên Bái 0 1
Quảng Nam 0 4
Đồng Nai 0 4
Hải Dương 0 51
Thái Bình 0 28
Quảng Ngãi 20 42
Lạng Sơn 2 107
Thanh Hóa 0 5
Điện Biên 0 58
Nam Định 0 7
Nghệ An 11 78
Phú Thọ 0 5
Quảng Ninh 2 5
Hải Phòng 1 10
Thừa Thiên Huế 0 5
Đắk Lắk 1 5
Hòa Bình 1 12
Quảng Trị 0 3
Tuyên Quang 0 1
Sơn La 0 1
Ninh Bình 0 4
Thái Nguyên 0 3
Long An 6 67
Bạc Liêu 0 1
Gia Lai 0 4
Tây Ninh 0 8
Đồng Tháp 1 12
Trà Vinh 0 3
Hà Tĩnh 7 98
Tiền Giang 0 67
Bình Dương 40 302
Bắc Kạn 0 4
Lào Cai 0 4
Vĩnh Long 0 1
Kiên Giang 0 1
Khánh Hòa 0 2
Bình Thuận 0 7
Phú Yên 10 38
Cần Thơ 0 1

Nguồn: News.zing.vn