Thủ tướng: ‘Tăng trưởng xanh, chuyển đổi số là xu thế tất yếu’

0
37

Cùng với ứng phó biến đổi khí hậu, Thủ tướng khẳng định tăng trưởng xanh, chuyển đổi số là xu thế lớn của thế giới, và Covid-19 thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn ở nhiều quốc gia.

Sáng 24/11 (giờ địa phương), tại Tokyo, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự cuộc gặp, làm việc với các lãnh đạo tập đoàn lớn của Nhật Bản trong lĩnh vực chuyển đổi số.

Cùng với ứng phó biến đổi khí hậu, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam khẳng định tăng trưởng xanh, chuyển đổi số là xu thế lớn của thế giới, đại dịch Covid-19 càng thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn ở nhiều quốc gia.

“Chuyển đổi số tác động tới mọi quốc gia, là vấn đề toàn cầu nên cách tiếp cận phải toàn cầu, tác động tới mọi người dân nên cần cách tiếp cận toàn dân”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thu tuong. tiep cac doanh nghiep ve chuyen doi so anh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh chuyển đổi số tác động tới mọi quốc gia, là vấn đề toàn cầu nên cách tiếp cận phải toàn cầu. Ảnh: Nguyên Phúc.

Thông tin Việt Nam tiến hành chuyển đổi số theo cách tiếp cận tổng thể, liên thông và đẩy mạnh hợp tác công tư, Thủ tướng nhìn nhận Việt Nam có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế và chuyển đổi số, nổi bật là nền kinh tế tăng trưởng nhanh, có độ mở cao, đã ký 17 hiệp định thương mại tự do với hơn 60 nước (gồm các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN…).

Theo ông, khả năng thích ứng và đón nhận các xu thế phát triển lớn trên thế giới, bao gồm công nghệ số, chuyển đổi số của Việt Nam là rất rõ rệt. “Đây vừa là cơ hội, vừa là động lực thúc đẩy Việt Nam chuyển đổi số nhanh hơn”, ông nói.

Lãnh đạo Chính phủ thông tin Việt Nam đã có chương trình chuyển đổi số quốc gia tới năm 2025 và định hướng tới năm 2030, với 3 trụ cột về kinh tế số, xã hội số, Chính phủ số.

Trong đó, đóng góp của kinh tế số vào nền kinh tế Việt Nam đang tăng rất nhanh. Việt Nam đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025 và 30% vào năm 2030. Chương trình chuyển đổi số của Việt Nam gắn kết chặt chẽ với chương trình tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu.

Trả lời câu hỏi của các doanh nghiệp, Thủ tướng cho biết thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế chuyển đổi số.

Thu tuong. tiep cac doanh nghiep ve chuyen doi so anh 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự cuộc gặp, làm việc với các lãnh đạo tập đoàn lớn của Nhật Bản trong lĩnh vực chuyển đổi số. Ảnh: Nguyên Phúc.

“Chuyển đổi số không chỉ có sự dẫn dắt của Chính phủ mà còn có sự tham gia của người dân và doanh nghiệp, lấy con người làm trung tâm, làm chủ thể. Mọi chính sách phải hướng tới người dân và doanh nghiệp, người dân và doanh nghiệp tham gia vào quá trình chuyển đổi số”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng cho rằng cần dành nguồn lực tài chính phù hợp, hiệu quả, khoa học cho chuyển đổi số; đầu tư về công nghệ, nâng cao năng lực quản trị quốc gia theo hướng đẩy mạnh hợp tác công tư trong bối cảnh nguồn lực Nhà nước có hạn.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng thông tin thêm đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số tại Việt Nam. Trong 20 năm, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến mới đạt 12%, nhưng chỉ trong một quý trong dịch Covid-19, tỷ lệ này đã tăng gấp đôi lên 24%.

Việt Nam có 80% học sinh, sinh viên học trực tuyến, cao hơn trung bình của OECD (hơn 60%). “Có thể nói, nhiều việc trong 10 năm, 5 năm đã được thực hiện trong một năm”, ông Dũng nói.

Nhấn mạnh một đặc điểm của tài nguyên dữ liệu là càng nhiều người dùng càng sinh ra dữ liệu, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều thể chế, chính sách thúc đẩy phát triển dữ liệu, đạt mục tiêu lọt vào top 50 quốc gia dữ liệu mở vào năm 2025, top 30 vào năm 2030.

Cập nhật tình hình Covid-19

Xem chi tiết

Số ca lây nhiễm ghi nhận từ 27/4/2021

Ca nhiễm

Hôm nay

Tỉnh Hôm nay Tổng số ca

Nguồn: News.zing.vn

Du lịch trong nước

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn