Ở Mỹ, giữa bang California và bang New York có một vùng trũng dài và hẹp, dài 209 km chạy theo hướng nam – bắc, rộng từ 10 đến 23 km. Phía tây khu đó là dãy núi Nevada, phía đông là một lòng chảo lớn. Dải đất này được gọi là Thung lũng của sự chết chóc.
Toàn cảnh Thung lũng Chết. |
Vùng đất có diện tích 1.400 km2. Nơi thấp nhất so với mặt nước biển là 68 m. Năm 1849, một đoàn người đi đào vàng, vì muốn tìm đường tắt, họ đã lạc vào thung lũng này và mất phương hướng. Để tìm lối ra, họ đã phải trải qua đói khát, sự thiêu đốt của ánh nắng mặt trời gay gắt, bị tấn công bởi các loài côn trùng, sâu bọ như rắn và bộ cạp, chịu muôn vàn cực khổ, có người vùi xác dưới đáy vực. Mãi đến tháng 1/1850 mới có một thành viên thoát ra khỏi khu vực đó. Năm 1941, một đoàn điều tra của Mỹ do mất phương hướng cũng lạc vào đây và không ai sống sót. Năm 1949, một đoàn thám hiểm thâm nhập vào thung lũng và chết vì một sức mạnh thần bí. Một vài người chạy thoát nhưng chẳng bao lâu họ cũng chết một cách khó hiểu. Vì vậy, nơi đây được gọi là Thung lũng Chết.
Phải chăng có sức mạnh thần bí thực sự trong Thung lũng Chết? Đến nay, người ta vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng, chỉ biết điều kiện tự nhiên trong thung lũng vô cùng xấu. Vào mùa hè, nhiệt độ ở đây thường trên 49°C (mùa hè 1913 đã lên tới 56,7°C). Lượng mưa ở đây cũng thấp, bình quân mỗi năm chỉ khoảng 42 mm. Năm cao nhất, lượng mưa cũng chỉ là 114 mm. Năm thấp nhất là không có lấy một giọt mưa. Vì vậy, thung lũng là nơi nóng nhất của Bắc Mỹ.
Hoa vẫn nở trong Thung lũng Chết. |
Thung lũng rất sâu và hoang vu. Đáy thung lũng là dòng sông cạn Amagesa với những cồn cát lởm chởm khắp nơi. Giữa thung lũng là một quần thể cồn cát rộng 155 km2, là nơi hoang vu nhất trong thung lũng. Thực vật ở đây rất ít, chỉ một số ven đầm ao có một số loài cỏ như cỏ Yanzi, cỏ bấc. Động vật cũng chỉ có thỏ rừng, chuột, cáo, chó sói và sơn dương. Ở thung lũng hoang vu vừa khô vừa nóng này, sự sinh tồn của con người và động vật thật sự rất khó khăn.
Cảnh vật ở Thung lũng Chết nhìn rất thê lương nhưng nơi đây lại có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú như quặng borac và muối. Bắt đầu từ năm 1880, ngành khai thác khoáng sản ở đây đã rất phát triển. Những người tới đây khai thác chịu rất nhiều gian khổ. Đến những năm 80 của thế kỷ 19, người ta bắt đầu khám phá ra mỏ đồng, vàng, bạc, nhôm ở vùng phụ cận. Nhiều thành phố và thị trấn khai khoáng được xây dựng. Nhưng cùng với sự cạn kiệt của khoáng sản, người ta rời đi, để lại một vùng hoang tàn đổ nát.
Trong lòng thung lũng hoang tàn như vậy nhưng cảnh sắc quanh nó lại hoàn toàn khác biệt. Phía tây thung lũng là chân núi phía đông dãy Nevada. Ở vùng tiếp giáp, khe núi dọc ngang, đá mọc lởm chởm. Dưới ánh trăng mờ, chúng càng âm u đáng sợ. Ban ngày, dưới ánh nắng mặt trời, cảnh sắc đẹp rực rỡ và đây cũng là nơi có sức hấp dẫn khách du lịch nhất của thung lũng, được mệnh danh là “cái đĩa điều sắc của các hoạ sĩ”. Năm 1933, Mỹ xây dựng ở đây một công viên quốc gia và trở thành nơi nghỉ đông chống rét.
Trên thế giới còn có các thung lũng chết Eluos (Italy), Nicaeaguaqua (Ấn Độ) nhưng quy mô của chúng khó so sánh với Thung lũng Chết của Mỹ. Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, câu đố về Thung lũng Chết đang chờ ngày được giải đáp.
(Theo sách Những nền văn minh thế giới)
Nguồn: Vnexpress.net