Thuốc điều trị Covid-19 Vipdervir đang có tên gọi gần giống một thực phẩm chức năng. Phía công ty sản xuất cho biết thực phẩm chức năng này chưa được bán tại các nhà thuốc.
Mới đây, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện Hàn lâm) đã phối hợp với Bộ Y tế tổ chức buổi họp báo công bố kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng thuốc điều trị Covid-19 Vipdervir.
Dễ nhầm giữa thực phẩm chức năng và thuốc
Hiện tại, đơn vị tham gia nghiên cứu đề tài thuốc Vipdervir ngoài Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam còn có Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinh Gia.
Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinh Gia có sản phẩm Vipdervir C, được Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế, cấp phép lưu hành ngày 29/6. Đây là sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Nhiều người đặt câu hỏi với hai tên gọi khá giống nhau, một bên là thực phẩm chức năng, một bên là thuốc, liệu có gây tình trạng sốt ảo khi người dân đổ xô mua sản phẩm thực phẩm chức năng Vipdervir C về sử dụng, thậm chí xuất hiện sự trục lợi, lợi dụng các nhà khoa học để bán hàng.
Về điều này, tối 11/8, Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinh Gia đã có văn bản phản hồi về sự việc. Đơn vị này cho hay thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Vipdervir C với công dụng “hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do virus, do sức đề kháng kém gây ra” đã được công bố từ ngày 29/6. Tuy nhiên, nhiều lý do khách quan, chủ quan nên công ty chưa truyền thông quảng cáo cho sản phẩm này trên bất kỳ phương tiện truyền thông. Sản phẩm cũng chưa được bày bán tại các nhà thuốc.
Do đó, đại diện doanh nghiệp khẳng định những tin đồn thất thiệt, cho rằng Công ty Cổ phần Dược Vinh Gia cố tình khiến người dân hiểu nhầm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Vipdervir C là thuốc Vipdervir hoàn toàn không chính xác.
Loại thuốc điều trị Covid-19 do Việt Nam nghiên cứu. Ảnh: VAST. |
Vipdervir chưa thể gọi là thuốc
Tại buổi họp báo, Vipdervir được giới thiệu là thuốc điều trị Covid-19. Điều này khiến nhiều dược sĩ, chuyên gia y tế băn khoăn và đưa ra nhiều bàn luận.
Bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, cho rằng theo như công bố của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Vipdervir mới chỉ ở giai đoạn nghiên cứu Invitro, tức trong ống nghiệm, phòng thí nghiệm, ngoài cơ thể con người. Với mọi loài virus, nghiên cứu ngoài cơ thể khác nhau xa với nghiên cứu trong cơ thể.
Với Vipdervir, do được giới thiệu là thuốc đông y chiết xuất từ 28 thảo dược quen thuộc, quá trình thử nghiệm lâm sàng có thể bỏ qua giai đoạn 1, tức không cần đánh giá tính an toàn trên người tình nguyện.
Giai đoạn 2 sẽ thử nghiệm đánh giá khả năng giảm tải lượng virus của thuốc, kết hợp thêm đánh giá tính an toàn, từ đó chọn liều tối ưu. Giai đoạn này sẽ chọn cỡ mẫu bệnh nhân chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất đối chứng, chỉ điều trị theo phác đồ nền. Nhóm thứ hai điều trị theo phác đồ nền cùng với thuốc.
Kết thúc nghiên cứu, nhà sản xuất sẽ so sánh tải lượng virus theo thời gian ở hai nhóm, nếu có bằng chứng thuốc tác dụng sẽ tiếp tục nghiên cứu với liều tối ưu.
Giai đoạn 3 chọn cỡ mẫu bệnh nhân lớn chia thành hai nhóm, nhóm đối chứng chỉ điều trị phác đồ nền và nhóm nghiên cứu có điều trị phác đồ nền kèm theo thuốc. Kết thúc nghiên cứu sẽ so sánh tải lượng virus theo thời gian ở hai nhóm cùng với các kết quả lâm sàng khác.
“Như vậy, để biết thuốc thảo dược Vipdervir có tác dụng điều trị Covid-19 hay không, chúng ta sẽ phải chờ thời gian ít nhất 4 đến 6 tháng”, bác sĩ Trần Văn Phúc khẳng định.
Công ty Cổ phần dược phẩm Vinh Gia có sản phẩm Vipdervir C, được Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cấp phép lưu hành sản phẩm Vipdervir C ngày 29/6 là sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe. |
Một dược sĩ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất dược phẩm tại Hà Nội cho biết thêm khi mọi chế phẩm đang trong quá trình thử nghiệm, thường chưa được phép gọi là thuốc, đồng thời phải mã hóa tên sản phẩm nghiên cứu.
Theo dược sĩ này, sản phẩm chỉ được phép gọi là thuốc và có tên thương mại khi đã nghiệm thu nghiên cứu lâm sàng và được cấp phép lưu hành.
Việc công bố sản phẩm là nghiên cứu thành công thuốc trị Covid-19 khi mới tiến hành thử nghiệm tiền lâm sàng, đồng thời đưa luôn tên thương mại dễ gây hiểu lầm cho người dân và cộng đồng. Từ kết quả thử nghiệm tiền lâm sàng, dù có triển vọng, đến khâu có kết quả thử nghiệm lâm sàng là một bước rất dài.
Trước đó, tại buổi họp báo 10/8, GS.TS Lê Quang Huấn, chủ nhiệm đề tài, khẳng định kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng đã chứng minh tính an toàn và khả năng ức chế phát triển SARS-CoV-2 cũng như tăng cường miễn dịch của Vipdervir. Đây là cơ sở sở khoa học quan trọng để viện đề nghị tiếp tục nghiên cứu hiệu quả điều trị Covid-19 trên người bệnh ở giai đoạn lâm sàng.
Bộ Y tế đã đồng ý với đề xuất với Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho phép thuốc Vipdervir được thử nghiệm trên người.
TS Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ Đào tạo, Bộ Y tế, cho hay để thử nghiệm trên người sẽ mất khoảng 2-3 tháng, sau đó là đánh giá giữa kỳ tổng hợp kết quả thử nghiệm. “Dự kiến, cuối năm 2021 có thể cấp phép lưu hành thuốc khi có các kết quả thử nghiệm đạt yêu cầu”, ông Quang nói.
Dịch Covid-19
Bán máy thở giá cao gấp đôi, một công ty bị Bộ Y tế yêu cầu giải trình
Sức khỏe
Sức khỏe
Với cùng loại, hãng, model nhưng chiếc máy thở được công ty này thổi giá chênh lệch lên đến 210%.
Hơn 4.800 người khỏi Covid-19 trong một ngày
Sức khỏe
Sức khỏe
Trong nhiều ngày, số ca F0 khỏi bệnh và được xuất viện ở nước ta luôn ở mức cao, mang đến nhiều chuyển biến tích cực cho hệ thống điều trị Covid-19.
Việt Nam tiếp nhận thêm gần 218.000 liều vaccine Pfizer
Sức khỏe
Sức khỏe
Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng gần 1.270.000 liều vaccine của Pfizer.
8.752 ca mắc Covid-19 trong ngày 11/8
Sức khỏe
Sức khỏe
Với 3.960 ca mắc Covid-19 mới, Việt Nam có tổng cộng 8.752 bệnh nhân trong ngày 11/8.
Thiếu nhân lực chi viện cho các tỉnh miền Nam chống dịch
Sức khỏe
Sức khỏe
Các tỉnh phía Nam cần chi viện song các địa phương còn lại trên cả nước không thể đáp ứng tất cả.
Cập nhật tình hình Covid-19
Xem chi tiết
Số ca lây nhiễm ghi nhận từ 27/4/2021
Ca nhiễm
Hôm nay
Tỉnh | Hôm nay | Tổng số ca |
Nguồn: News.zing.vn