Tiến sĩ Tạ Thanh Sơn cho biết Azithromycin và Methylprednisolone là 2 loại thuốc cần được bác sĩ kê đơn. Người dân tự ý dùng sẽ gặp tác dụng phụ nguy hiểm, thậm chí bệnh nặng hơn.
SARS-CoV-2 là một loại virus nguy hiểm. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân Covid-19 có các triệu chứng giống bệnh cảm thông thường như sốt, ho, đau nhức cơ, nghẹt mũi…, và biểu hiện bệnh cũng tương đối nhẹ. Trong giai đoạn sớm sau khi nhiễm virus, bệnh nhân không có tiền sử bệnh phức tạp, có thể tự điều trị ở nhà hoặc nơi cách ly theo triệu chứng cụ thể bằng các thuốc không kê đơn.
Tuy nhiên, việc hiểu và sử dụng đúng loại thuốc rất quan trọng để giúp bạn tránh khỏi các tác dụng phụ không mong muốn.
Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện đơn thuốc được cho là của bác sĩ đang điều trị Covid-19 kê đơn. Nhiều người chia sẻ với nhau đơn thuốc này để tự sử dụng tại nhà khi mắc Covid-19.
Các thành phần trong đơn thuốc này bao gồm:
– Paracetamol 500 mg
– Siro ho (Methorphan)
– Azithromycin 500 mg
– Methylprednisolone 16 mg
– Vitamin C 500 mg
– Súc họng bằng dung dịch chứa Chlorhexidin hay Povidon.
Dưới đây, tôi sẽ là đánh giá từng loại thuốc với công dụng, liều lượng cụ thể:
Paracetamol
Thuốc paracetamol còn có tên gọi khác là Acetaminophen. Công dụng của Paracetamol là giúp giảm đau và hạ sốt. Nếu bệnh nhân bị nhiễm nCoV và có biểu hiện sốt, đau nhức cơ, paracetamol là một lựa chọn tốt để giúp giảm các triệu chứng trên. Bệnh nhân có thể mua thuốc Paracetamol ở các tiệm thuốc mà không cần đơn của bác sĩ.
Hiện nay trên thị trường, loại thuốc này có nhiều dạng bào chế như dạng viên nén, dạng gói, viên sủi, dạng lỏng, viên đặt. Hàm lượng thông thường được sử dụng của Paracetamol là 10-15 mg/kg, uống 4-6 giờ/lần. Bạn không nên dùng Paracetamol quá 5 lần và không quá 75 mg/kg trong vòng 24 giờ.
Liều dùng Paracetamol dạng viên đặt hậu môn được khuyến cáo trong khoảng 10-20 mg/kg/liều, mỗi 4-6 giờ khi cần thiết; không quá 5 lần và 75 mg/kg trong vòng 24 giờ. Bệnh nhân không nên sử dụng quá 4 g Paracetamol trong ngày vì có thể gây ngộ độc gan cấp tính.
Tác dụng giảm đau của Paracetamol có hiệu quả trong 30-60 phút sau khi dùng và kéo dài 3-4 giờ.
Siro ho với thành phần chính là Dextromethorphan
Ho là biểu hiện của bệnh lý đường hô hấp nhưng cũng có thể từ nguyên nhân khác như trào ngược dạ dày, thực quản, suy tim. Chúng ta cần phân biệt rõ ho khan (không có đờm) và ho có đờm để sử dụng thuốc chính xác.
Dextromethorphan có tác dụng làm giảm kích thích ho trên hệ thần kinh trung ương và được chỉ định đề điều trị ho khan. Thuốc không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi do nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng có thể gặp. Thuốc được bán trên thị trường ở dạng viên nén hoặc siro.
Hàm lượng của thuốc cũng khá đa dạng với viên nén 10-60 mg hoặc siro với nồng độ Dextromethorphan 5 mg/5 ml; 7,5 mg/5 ml; 30 mg/5 ml… Thuốc có thể dùng trước ăn hoặc sau ăn. Nếu cảm thấy kích ứng đường tiêu hóa, bạn nên sử dụng thuốc sau bữa ăn.
Liều dùng thông thường của Dextromethorphan đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi là 10-20 mg mỗi 4 giờ hoặc 20-30 mg mỗi 6-8 giờ, tối đa 120 mg/ngày. Trẻ em dưới 6 tuổi: 5 mg mỗi 4 giờ, không vượt quá 6 liều trong 24 giờ, tối đa 30 mg/ngày. Trẻ em dưới 12 tuổi: 10 mg mỗi 4 giờ, không vượt quá 6 liều trong 24 giờ, tối đa 60 mg/ngày.
Trong trường hợp bệnh nhân ho có đờm, bạn nên tránh sử dụng Dextromethorphan vào ban đêm. Bởi thuốc sẽ ức chế cơn ho và cản trở việc loại thải đờm ra ngoài, trường hợp nặng có thể dẫn tới ngạt thở. Các nhóm thuốc có chứa tinh dầu hoặc thành phần hóa học như Acetylcystein, Ambroxol sẽ có tác dụng long đờm và giảm cơn ho hiệu quả hơn.
Azithromycin
Thuốc Azithromycin là kháng sinh thuộc nhóm Macrolid, được sử dụng để điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn. Viên uống Azithromycin sẽ không có tác dụng với Covid-19.
Thuốc Azithromycin là kháng sinh thuộc nhóm Macrolid, được sử dụng để điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn. Ảnh: IndiaTV. |
Việc lạm dụng hoặc dùng sai chỉ định Azithromycin và các loại kháng sinh khác đều có thể dẫn đến hiện tượng vi khuẩn đề kháng kháng sinh. Việc sử dụng thuốc Azithromycin kéo dài hoặc lặp lại có thể dẫn đến nhiễm nấm miệng, nấm âm đạo và nhiều tác dụng phụ khác.
Thuốc Azithromycin chỉ được kê cho tình trạng nhiễm khuẩn hiện tại, không được dùng để phòng ngừa bệnh.
Virus gây bệnh cảm có thể dẫn tới làm suy yếu hệ miễn dịch qua đó tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Một số bệnh nhân bị nhiễm trùng hô hấp sau khi nhiễm virus sẽ được bác sĩ chẩn đoán và có phác đồ điều trị bằng kháng sinh thích hợp cho từng bệnh nhân.
Azithromycin là thuốc kế đơn, bệnh nhân cần sự thăm khám của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Bạn không nên tự ý mua hoặc sử dụng thuốc mà không có sự tư vấn của nhân viên y tế.
Methylprednisolone
Thuốc Methylprednisolone thuộc nhóm kháng viêm Corticoid, được sử dụng rất phổ biến để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Corticoid bản chất là một loại hormone của cơ thể (cortisol). Thuốc Methylprednisolone được dùng để điều trị các bệnh lý như viêm xương khớp, các bất thường về máu, một số phản ứng dị ứng nguy hiểm, bệnh ung thư, mắt, da, thận, đường ruột…
Thuốc Methylprednisolone có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể, qua đó giúp giảm các triệu chứng khó chịu như sưng, đau và dị ứng. Tuy nhiên, thuốc cũng làm cơ thể giảm đề kháng với các loại nhiễm trùng. Do đó, bệnh nhân dễ bị vi khuẩn tấn công hơn hoặc làm nặng thêm các bệnh nhiễm trùng đang mắc phải.
Thuốc Methylprednisolone thuộc nhóm kháng viêm Corticoid, được sử dụng rất phổ biến để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Ảnh: Granfondodailynews. |
Methylprednisolone là thuốc kê đơn và có rất nhiều tác tụng phụ không mong muốn nếu bệnh nhân tự sử dụng không đúng cách. Trong điều trị Covid-19, đối với các bệnh nhân có triệu chứng nhẹ thì Methylprednisolon không phải là lựa chọn tốt.
Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Methylprednisolone bao gồm: đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, thay đổi khẩu vị, tăng tiết mồ hôi…
Đối với các bệnh nhân bị triệu chứng nặng vì Covid-19, bác sĩ sẽ cân nhắc chọn loại Cortisol, liều lượng thuốc thích hợp theo mức độ, tình trạng bệnh và khả năng đáp ứng điều trị của từng người bệnh. Người bệnh không tự ý tăng liều hoặc sử dụng lâu hơn so với hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu dùng sai cách, tình trạng bệnh có thể không cải thiện nhiều mà nguy cơ xảy ra tác dụng phụ cao hơn. Liều lượng thuốc Methylprednisolone nên được giảm dần trước khi dừng hẳn.
Vitamin C
Vitamin C không được xếp vào nhóm thuốc biệt dược nên bạn không cần đơn bác sĩ để mua thuốc. Các nghiên cứu y học cho thấy vitamin C có vai trò quan trọng với sự hoạt động của xương, cơ bắp, mạch máu và các mô liên kết. Bổ sung đầy đủ loại vitamin này giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh do thiếu hụt vitamin C.
Còn nhiều tranh cãi về tác dụng của loại vitamin này trong điều trị Covid-19, tuy nhiên chúng có thể giúp giảm mệt mỏi do cúm hoặc sau bệnh, tăng sức đề kháng cơ thể, mau lành vết thương.
Đây là loại vitamin tan trong nước và rất ít rủi ro bị ngộ độc do quá liều. Nhu cầu vitamin C ở các nhóm tuổi khác nhau cũng có sự khác biệt. Trẻ em dưới 6 tháng cần khoảng 25 mg/ngày. Trẻ từ 6 tháng tới 6 tuổi cần 30 mg/ngày. Trẻ từ 7 tới 9 tuổi có nhu cầu khoảng 35 mg/ngày. Người trưởng thành cần 70 mg/ngày.
Nước súc miệng Chlorhexidin hay Povidon
Dung dịch nước súc miệng chứa Povidon 1,25% được khuyến cáo để điều trị dự phòng trong trường hợp bị phơi nhiễm. Ngoài ra, các loại nước súc miệng có chứa cồn và tinh dầu, dung dịch nước muối khoảng 5% hoặc bằng trà xanh cũng sẽ giúp giảm tải lượng virus ở những người bị nhiễm SARS-CoV-2.
TS.DS Tạ Thanh Sơn. Ảnh: DSCC. |
Ngoài ra bệnh nhân cũng sẽ hay mắc phải tình trạng nghẹt mũi, khó thở. Trong trường hợp này, người bệnh chỉ cần dùng thuốc uống dạng viên có chứa Norpseudoephedrine, dạng xịt chứa Xylometazelin hoặc Oxymetazolin. Lưu ý, bạn tránh dùng quá 5-7 ngày.
Dùng thuốc nhóm này lâu sẽ gây hiện tượng nhờn và phụ thuộc thuốc. Việc dùng các loại xịt hay viên uống có chứa tinh dầu cũng rất tốt.
Một số biện pháp hỗ trợ điều trị bạn có thể áp dụng la nghỉ ngơi, uống nhiều nước, hít thở không khí trong lành, sẽ giúp cho bệnh nhân nhanh hồi phục nhanh.
Vì vậy, trong đơn thuốc trên, 2 loại thuốc cần kê đơn là Azithromycin và Methylprednisolone. Để sử dụng, người bệnh cần được bác sĩ thăm khám, không tự mua về uống. Các loại thuốc này cần thận trọng khi dùng vì nhiều tác dụng phụ. Đặc biệt, thuốc Methylprednisolone cần đảm bảo lộ trình giảm dần trước khi dừng hẳn. Nếu không, bệnh nhân sẽ bị tác dụng ngược, có nghĩ bệnh sẽ nặng hơn lúc chưa uống.
Dịch Covid-19
Cách giảm nguy cơ lây nhiễm nCoV khi đi chợ
Sức khỏe
Sức khỏe
Theo quy định của Bộ Y tế, người dân không được đến chợ khi có biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng.
Bên trong khu điều trị Covid-19 của bệnh viện tư ở TP.HCM
Sức khỏe
Sức khỏe
Bệnh viện FV thiết lập khu điều trị với công suất 65 giường dành cho bệnh nhân mắc Covid-19 diễn biến nặng.
Bộ trưởng kêu gọi hệ thống y tế tư nhân ở TP.HCM cùng chống Covid-19
Sức khỏe
Sức khỏe
“Tôi rất thiết tha đề nghị các vị lãnh đạo bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân tiếp tục chung tay, chung sức, chung lòng gánh vác cùng thành phố”, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nói.
Thêm 3.201 người mắc Covid-19, TP.HCM có 1.997 ca
Sức khỏe
Sức khỏe
Theo bản tin sáng 2/8 của Bộ Y tế, Việt Nam có thêm 3.198 ca trong nước và 3 người nhập cảnh nhiễm SARS-CoV-2.
Hà Nội phát hiện 21 ca nhiễm nCoV liên quan một công ty thực phẩm
Sức khỏe
Sức khỏe
Tối muộn 1/8, CDC Hà Nội đã có báo cáo nhanh về 21 trường hợp dương tính liên quan Công ty Thực phẩm Thanh Nga, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Nguồn: News.zing.vn