Tiếp tục chinh phục Everest bất chấp lở tuyết

0

Một số nhóm leo Everest vẫn quyết định tiếp tục hành trình của mình dù số người chết khổng lồ sau trận động đất ở Nepal.

Phil Crampton, một người từng chứng kiến trận lở đất chết người năm ngoái, chia sẻ qua điện thoại: “Chúng tôi chờ xem điều gì sẽ xảy ra. Tôi chưa từng thấy nhóm nào rời trại Base Camp cả. Một số nhóm xuống thung lũng ít ngày. Họ dự định sẽ trở lại”.

Vào tháng 4, 16 hướng dẫn viên địa phương thiệt mạng sau trận lở tuyết tại thác băng Khumbu. Thảm họa này khiến các hướng dẫn viên tẩy chay Khumbu, các cuộc thám hiểm bị hủy bỏ, con thác cũng bị liệt vào danh sách cấm.

Tiep tuc chinh phuc Everest bat chap lo tuyet hinh anh 1
Một người bị thương nặng được sơ tán khỏi trại Base Camp, Nepal hôm 26/4.

Chinh phục đỉnh Everest luôn là hành trình mạo hiểm. Các nhà leo núi phải đối mặt với nhiệt độ âm, những trận cuồng phong, tình trạng say độ cao, mất nước, kiệt quệ, trèo núi đầy băng tuyết theo phương thẳng đứng, chưa kể những trận lở băng và đá thảm khốc.

Điều đầu tiên phải tìm hiểu khi leo đỉnh Everest là có 2 lựa chọn hành trình. Thứ nhất, từ phía bắc ngọn núi, bắt đầu ở Tây Tạng. Thứ hai là ở phía nam, bắt đầu từ Nepal.

Tiep tuc chinh phuc Everest bat chap lo tuyet hinh anh 2
Một trận lở tuyết nhẹ trên núi Pumori nhìn từ trại Base Camp, Nepal ngày 26/4. Nhóm 5 sinh viên trường đại học công nghệ Malaysia may mắn thoát nạn.

Các nhà leo núi thường chọn thời điểm tháng 4 và tháng 5 khi thời tiết ở tình trạng ổn định nhất. Chi phí cho một cuộc leo núi, gồm phí xin giấy phép, thuê hướng dẫn viên địa phương, đầu bếp, thiết bị… có thể lên tới 70.000 USD kéo dài 40 ngày từ trại Base Camp. Mỗi năm có khoảng vài trăm người tham gia leo núi.

Tuy nhiên, leo đến trại Base Camp có thể thực hiện vài lần một năm qua các công ty du lịch như Alpine Ascents International. Công ty này tính phí 4.500 USD cho hành trình 3 tuần đến trại Base Camp và ngược lại. Hàng ngàn người thực hiện hành trình này mỗi năm.

Năm ngoái, trận lở tuyết không hề ảnh hưởng tới nhu cầu leo núi của năm nay. 500 giấy phép được cấp. Một số hãng lữ hành còn cho rằng thảm họa còn làm tăng nhu cầu leo núi.

Steve Guthrie, người từng chinh phục Everest suốt 30 năm, chia sẻ: “Tôi không nghĩ rằng nhu cầu leo Everest sẽ tăng lên do mọi người ý thức được rõ hơn về nguy hiểm”. Tuy nhiên, Steve vẫn không hủy kế hoạch leo đến trại Base Camp năm nay. Anh có thể sẽ chuyển từ leo núi thành hành trình cứu trợ các nhà leo núi.

Lina Patel, trưởng đoàn leo núi Himalayan Glacier Trekking, cho biết: “Hiện các du khác đang rời đi. Các nhà cứu hộ cố gắng giúp mọi người an toàn. Khu vực này không có điện, các văn phòng ở Kathmandu đều đóng cửa. Sẽ không có cách nào leo núi vào tuần tới. Tôi không biết khi nào họ sẽ hoạt động trở lại nữa. Đây là ngôi nhà thứ hai của tôi, và tôi dự định sẽ dẫn một đoàn 40 người vào tháng 9 tới”.

Tiep tuc chinh phuc Everest bat chap lo tuyet hinh anh 3
Các nhà leo núi và hướng dẫn viên đưa một người bị thương ra khỏi trại Base Camp.

Nếu các nhà leo núi và các công ty lữ hành vẫn có kế hoạch cho thời gian tới, liệu các chính phủ có cấm đoán?

“Leo Everest chưa bao giờ là việc dễ dàng, và cũng không an toàn 100%”, Steve Guthrie giải thích. “Nhưng tôi không nghĩ Nepal sẽ cấm leo núi. Đây là nguồn doanh thu rất lớn cho quốc gia này, và họ vẫn cần nó, đặc biệt ở thời điểm hiện tại”.

Tuy nhiên, người quyết định cuối cùng vẫn là các hướng dẫn người địa phương. Nếu họ không muốn thì không ai có thể leo núi được cả.

Khách sạn cao kỷ lục trên đỉnh Everest ở Nepal

Khách sạn cao nhất thế giới Everest View ở Nepal nằm trên ngọn núi Everest có tầm nhìn vô cùng hùng vĩ, ấn tượng.

Nguồn: News.zing.vn