Đằng sau sự tranh tài của các đoàn thể thao khác nhau tại Thế vận hội Tokyo 2020 là đội ngũ đông đảo tình nguyện viên, nhân viên hậu trường.
Họ đảm nhận nhiệm vụ giúp người của BTC điều hành giải đấu, đồng thời hỗ trợ khán giả và VĐV, theo Vice News.
Tại Olympic Tokyo 2020, số lượng TNV giảm mạnh, vì khán giả không được phép đến sân xem thi đấu.
Tình nguyện viên là một phần không thể thiếu trong các kỳ Olympic. Ảnh: AP. |
Trước đó vào tháng 6, 10.000 tình nguyện viên trong số 80.000 người đăng ký hỗ trợ Thế vận hội đã rút khỏi sự kiện, CNN dẫn tin từ Ủy ban Tổ chức Olympic Nhật Bản.
Các tình nguyện viên đã bắt đầu rút khỏi Thế vận hội kể từ tháng 2. Dù các nhà chức trách không cho biết lý do chính thức vì sao 10.000 tình nguyện viên làm như vậy, nguyên nhân khả dĩ nhất là do dịch bệnh.
Đảm bảo sức khỏe
Olympic lần này diễn ra trong nỗi lo lắng dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt ở Nhật Bản. Cộng với rất nhiều đoàn thể thao đến từ các khu vực khác nhau tập trung lại một chỗ, nguy cơ SARS-CoV-2 lây lan càng rõ hơn.
Để sự kiện diễn ra an toàn nhất có thể, Ủy ban Olympic Quốc tế lập ra nhóm Sĩ quan Liên lạc Covid-19 (CLO) chịu trách nhiệm cho toàn bộ vấn đề liên quan đến dịch bệnh.
CLO phải kiểm tra kết quả xét nghiệm hàng ngày của các VĐV, theo dõi bất kỳ trường hợp dương tính nào và theo dõi các điểm tiếp xúc tiềm ẩn nhằm tránh các cụm gây bệnh và đợt bùng phát lớn.
Ngoài ra, thế vận hội này chứng kiến số lượng TNV cao tuổi nhiều chưa từng có.
Trong số 71.000 tình nguyện viên tại Olympic, gần 15.000 người từ 60 tuổi trở lên, AFP dẫn số liệu từ những nhà tổ chức. Trong đó, có 139 ở độ tuổi 80 và có 3 người đã ngoài 90 tuổi.
Những TNV lớn tuổi này đảm nhận nhiều vị trí khác nhau như nhân viên an minh, phục vụ ăn uống hoặc tham gian việc vận chuyển hàng hóa. Nguyên nhân có thể lý giải cho hiện tượng này là do Nhật Bản có dân số già nhất thế giới.
Các đội tuyển thể thao lớn đều có sự đầu tư kỹ lưỡng về việc chăm sóc, phục hồi thể lực. Ảnh: The Guardian. |
Ngoài đội ngũ nhân viên chuyên về đại dịch, đội ngũ y tế cho các vận động viên Olympic cũng có nhiệm vụ riêng. Nhóm này thường gồm bác sĩ thể thao, nhà tâm lý học và nhà trị liệu xoa bóp.
Benny Vaught, một nhà trị liệu massage, nhận nhiệm vụ hỗ trợ đội tuyển Mỹ. Đây là kỳ thế vận hội thứ 5 anh đi theo tuyển Mỹ.
Để phục vụ hiệu quả cho tất cả VĐV, anh cho biết mình phải tìm hiểu kỹ về từng môn thể thao.
“Nhiều người nhìn thấy nhân viên massage và họ nghĩ rằng chúng tôi chỉ xoa bóp cho mọi người. Còn rất nhiều thứ khác cần phải làm trong lúc tương tác trực tiếp với các VĐV”, Vaughn nói với NBC.
Nam TNV e dè khi chứng kiến Novak Djokovic không kiểm soát được cảm xúc. Ảnh: AFP. |
Các sự cố
Trong thời gian diễn ra Olympic, thời tiết của thủ đô Tokyo thường xuyên nắng gắt, chói chang với nhiệt độ ở ngưỡng trên 34 độ C. Dưới điều kiện nắng nóng, công việc của dàn TNV, nhân viên cũng vì thế mà vất vả hơn.
Ví dụ, TNV nhặt bóng môn tennis phải đứng dưới sân suốt 90 phút, sẵn sàng lao ra khỏi chỗ râm bất cứ lúc nào để thực hiện công việc của mình. Trong giờ nghỉ ngơi, họ sẽ chuyển sang cầm máy thổi hơi lạnh để hạ nhiệt cho các VĐV.
Nhiều trận đấu vốn định sẵn giờ tổ chức vào lúc 11h sáng phải lùi xuống 15h để tránh cái nóng hầm hập.
Trong trận bán kết bộ môn này, người xem bắt gặp khoảnh khắc TNV e dè khi chứng kiến Novak Djokovic tức giận. Tay vợt người Serbia thất vọng vì bị loại nên đập vợt xuống sân.
Màn ăn mừng của HLV Dean Boxall khiến nữ TNV của nước chủ nhà bối rối. Ảnh: Japan Times. |
Hay như lúc VĐV bơi lộ người Australia Ariarne Titmus về nhất cự ly 400 m bơi tự do và giành được HCV, HLV Dean Boxall của cô đã không giấu nổi sự phấn khích. Trên khán đài, Boxall cởi khẩu trang, liên tục giơ tay lên trời, hò hét và nhảy múa trong vui sướng.
Trong khi Boxall tận hưởng chiến thắng của học trò, một nữ TNV đứng ngay cạnh không giấu nổi sự bối rối. Cô lo lắng liếc nhìn xung quanh, lo sợ vị HLV sẽ lao xuống khu vực thi đấu.
Một sự cố khác với những nhân viên hậu trường đến từ sự kiện vòng loại cho môn trượt ván nội dung nam. VĐV trượt băng người Australia Kieran Woolley đã vô tình đâm phải một người quay phim đứng gần.
Chàng trai 17 tuổi vừa làm xong bước chạy đầu tiên và nhảy lên một thanh ray, trước khi trượt thẳng vào người cầm máy quay và khiến người này cùng thiết bị ngã thẳng xuống sàn.
Sau khi giành được vị trí thứ năm trong trận chung kết, Woolley đã xin lỗi người quay phim trên trang cá nhân.
Nguồn: News.zing.vn