Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ trích sự thiếu công bằng trong chiến dịch tiêm chủng toàn cầu trước thực trạng khan hiếm vaccine của các quốc gia nghèo nhất.
Trong cuộc họp báo hôm 25/6, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nêu lên thực trạng tuơng phản khi các nước nghèo nhất vẫn thiếu vaccine một cách trầm trọng, còn các quốc gia giàu có đã bắt đầu mở cửa và tiêm phòng cho nhóm thanh niên có nguy cơ thấp, Reuters đưa tin.
“Thế giới chúng ta đang thất bại, cộng đồng toàn cầu cũng đang thất bại”, ông Ghebreyesus nhấn mạnh.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các quốc gia có thu nhập cao chia sẻ vaccine Covid-19. Ảnh: AFP. |
Đề cập đến châu Phi, ông Tedros cho rằng với biến thể Delta (lần đầu tiên xuất hiện tại Ấn Độ), tình hình “quá nguy hiểm” khi số ca nhiễm mới và tử vong tại đây đã tăng gần 40% so với tuần trước.
Không chỉ vậy, người đứng đầu WHO còn lên án một số quốc gia, dù không chỉ đích danh, đang tỏ ra lưỡng lự trong việc chia sẻ nguồn vaccine cho các nước có thu nhập thấp.
“Khác biệt giữa khả năng có vacine và không có vacine đang phơi bày rõ ràng sự bất công trong thế giới của chúng ta”, vị tổng giám đốc người Ethiophia cho biết. “Việc cung cấp (vaccine) là vấn đề cấp bách lúc này, hãy cung cấp cho chúng tôi vaccine”, ông Tedros kêu gọi.
Đáp lại một số ý kiến cho rằng các quốc gia châu Phi không thể sử dụng các phương pháp điều trị phức tạp , ông Tedros khẳng định nhận định trên “đã thuộc về dĩ vãng” khi so sánh tình trạng hiện tại với cuộc khủng hoảng HIV/AIDS.
Thậm chí, ông Mike Ryan, chuyên gia cao cấp của WHO, khẳng định rằng nhiều nước đang phát triển còn cho thấy hiệu quả tiêm chủng tốt hơn so với các nước công nghiệp hàng đầu.
Theo ông Ryan, thành quả đó có được một phần do đặc điểm sinh học của người dân ở các quốc gia này có khả năng chống lại các bệnh truyền nhiễm như tả và bại liệt tốt hơn.
Ông Ryan nhấn mạnh rằng chính tư duy thực dân của một số quốc gia phát triển đã dẫn đến lối suy nghĩ “chúng tôi không thể cung cấp cho thứ gì đó vì sợ rằng bạn sẽ không thể sử dụng chúng”.
Trên thực tế, sáng kiến COVAX, do liên minh vaccine GAVI và WHO cùng điều hành, đã cung cấp khoảng 90 triệu liều vaccine Covid-19 cho 132 quốc gia từ tháng 2.
Sáng kiến này bắt đầu đối mặt với một số khó khăn về nguồn cung từ khi Ấn Độ ngừng xuất khẩu vaccine để phục vụ nhu cầu trong nước.
Ông Bruce Aylward, cố vấn cấp cao của WHO, cho biết: “Trong tháng này, COVAX không có liều nào của AstraZeneca, SII (Viện Huyết thanh của Ấn Độ), và Johnson & Johnson”.
“Tình hình lúc này rất cấp bách”, ông Aylward khẳng định.
Cập nhật tình hình Covid-19
Xem chi tiết
Số ca lây nhiễm cộng đồng từ 27/4/2021
11.794Ca nhiễm
Tỉnh | Hôm nay | Tổng số ca |
Hà Nội | 0 | 466 |
Bắc Ninh | 0 | 1595 |
Vĩnh Phúc | 0 | 92 |
Đà Nẵng | 0 | 230 |
Bắc Giang | 5 | 5520 |
Hà Nam | 0 | 48 |
Hưng Yên | 0 | 50 |
TP.HCM | 563 | 2958 |
Yên Bái | 0 | 1 |
Quảng Nam | 0 | 4 |
Đồng Nai | 0 | 4 |
Hải Dương | 0 | 51 |
Thái Bình | 1 | 28 |
Quảng Ngãi | 0 | 1 |
Lạng Sơn | 0 | 105 |
Thanh Hóa | 0 | 5 |
Điện Biên | 0 | 58 |
Nam Định | 0 | 7 |
Nghệ An | 0 | 52 |
Phú Thọ | 0 | 5 |
Quảng Ninh | 0 | 3 |
Hải Phòng | 0 | 5 |
Thừa Thiên Huế | 0 | 5 |
Đắk Lắk | 0 | 4 |
Hòa Bình | 0 | 9 |
Quảng Trị | 0 | 3 |
Tuyên Quang | 0 | 1 |
Sơn La | 0 | 1 |
Ninh Bình | 0 | 4 |
Thái Nguyên | 0 | 3 |
Long An | 2 | 49 |
Bạc Liêu | 0 | 1 |
Gia Lai | 0 | 4 |
Tây Ninh | 5 | 8 |
Đồng Tháp | 0 | 3 |
Trà Vinh | 0 | 3 |
Hà Tĩnh | 0 | 84 |
Tiền Giang | 0 | 67 |
Bình Dương | 0 | 221 |
Bắc Kạn | 0 | 3 |
Lào Cai | 0 | 4 |
Vĩnh Long | 0 | 1 |
Kiên Giang | 0 | 1 |
Khánh Hòa | 0 | 2 |
Bình Thuận | 0 | 5 |
Phú Yên | 0 | 10 |
Nguồn: News.zing.vn