
Nếu phát hiện ca mắc biến chủng Omicron, TP.HCM sẽ đưa người nhiễm vào điều trị, cách ly tập trung tại khu vực riêng, không lẫn với các bệnh nhân mắc Covid-19 khác.
Chiều 6/11, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM tổ chức họp báo định kỳ thông tin về tình hình dịch Covid-19.
Trước nhiều vấn đề được người dân quan tâm, đại diện các cơ quan chức năng của TP.HCM đã thông tin về việc cho học sinh đi học trở lại, phương án ứng phó biến chủng Omicron, chi trả BHXH một lần cho người lao động…
Cần tuyên truyền để phụ huynh học sinh yên tâm
Ông Dương Trí Dũng, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.HCM , trả lời vấn đề về thông tin khảo sát mới công bố cho thấy 70% phụ huynh không đồng ý cho học sinh lớp 1 đến trường. Nhóm này theo kế hoạch được đi học trực tiếp trở lại từ 13/12.
Ông Dũng nói số liệu trên cho thấy sự lo lắng của một bộ phận phụ huynh, đặc biệt là với trẻ 6 tuổi. Qua số liệu này, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng thấy rằng để yên lòng phụ huynh học sinh, ngành giáo dục cần phối hợp với ngành y tế để đảm bảo kế hoạch đi học trở lại cụ thể, chỉn chu. Đồng thời, sở và các địa phương cần tuyên truyền với phụ huynh học sinh về cơ sở vật chất để các cha mẹ yên tâm.
“Làm sao để sự lo lắng của phụ huynh biến thành động lực, hỗ trợ ngành giáo dục đào tạo khi học sinh đi học trở lại”, ông Dũng nói.
![]() |
Nhiều ý kiến khác nhau về việc Hà Nội và TP.HCM cho học sinh đi học trở lại. Ảnh: Đức Anh. |
Về khó khăn trong dạy trực tiếp khi học sinh quay lại trường, đại diện Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết đã chuẩn bị phương án đi học trở lại cụ thể sau khi có kế hoạch của UBND TP cho phép một số cấp lớp đến trường. Các phòng tham mưu chuyên môn đã hướng dẫn kế hoạch học trực tiếp với từng cấp học, bậc học cụ thể.
Song song với việc học trực tiếp trong thời gian thí điểm, sở vẫn duy trì kênh học trực tuyến qua Internet, truyền hình. Đây là kênh hỗ trợ không thể thiếu trong thời điểm vẫn còn một bộ phận học sinh chưa tới trường, đảm bảo trẻ bắt nhịp với kế hoạch chung của TP.
Sở GD&ĐT đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn như Sở Y tế, Đại học Y dược TP.HCM, Đại học Sư phạm nhằm đảm bảo tâm lý cho phụ huynh và học sinh khi quay lại trường. Với các học sinh chưa quay lại trường có vấn đề tâm lý, sở cũng đã giao trường, giáo viên chủ nhiệm và các bộ phận liên quan theo dõi. Đặc biệt là kích hoạt lại tổ tư vấn tâm lý tại trường học để xử lý tình huống khi học sinh hay phụ huynh có vấn đề về sang chấn tâm lý; đặc biệt nâng đỡ tâm lý với học sinh thuộc nhóm yếu thế.
Về việc học sinh lớp 1, 9, 12 trở lại trường, Sở GD&ĐT TP.HCM đã phối hợp với Sở Y tế thực hiện nhiều bước để bồi dưỡng đội ngũ, thẩm định phương án về an toàn phòng chống dịch tại các đơn vị. Hôm nay, sở đã thẩm định mẫu phương án phòng chống dịch tại một trường THPT của quận 1 để làm mẫu cho các địa phương.
Dựa trên kết quả 2 tuần thí điểm và căn cứ tình hình thực tế, Sở GD&ĐT và Sở Y tế TP.HCM sẽ tính toán, trình UBND TP phương án mở rộng việc đi học trực tiếp từ ngày 3/1.
|
Bản đồ cấp độ dịch TP.HCM ngày 6/12. |
Tính đến 18h ngày 5/12, TP.HCM ghi nhận 478.922 ca mắc Covid-19, trong đó, 572 trường hợp nhập cảnh. Hiện, TP đang điều trị 13.681 bệnh nhân, trong đó, 497 trẻ em dưới 16 tuổi, 431 bệnh nhân nặng đang thở máy, 14 bệnh nhân can thiệp ECMO.
Trong ngày 5/12, TP có 958 bệnh nhân nhập viện, 927 bệnh nhân xuất viện, 94 trường hợp tử vong trong ngày.
Sáng cùng ngày, UBND TP.HCM công bố TP.HCM tiếp tục duy trì cấp độ dịch thứ 2. Trong đó, quận 11 và huyện Cần Giờ tăng cấp độ dịch từ 1 lên 2; quận 4 tăng từ 2 lên cấp 3.
Theo phân loại, 8 đạt cấp 1, gồm các quận 1, 6, 7, 8, Tân Bình, Tân Phú, huyện Bình Chánh, Củ Chi. 13 địa phương ở cấp 2 là quận 3, 5, 10, 11, 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, TP Thủ Đức, huyện Cần Giờ, Hóc Môn, Nhà Bè. Quận 4 là địa phương duy nhất ở cấp độ 3.
TP.HCM chưa ghi nhận ca nhiễm biến chủng Omicron
Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết đến nay, TP.HCM chưa ghi nhận ca nhiễm nào từ biến chủng Omicron.
Theo ông Tâm, biến chủng Omicron được cho là có thể lây lan gấp 5 lần so với biến chủng cũ nên HCDC đã đề ra các biện pháp ngăn chặn sự lây lan này.
Lãnh đạo HCDC cho biết ngành y tế tập trung ngăn chặn nguy cơ từ nguồn xuất nhập cảnh chính thức như Cảng hàng không quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, hàng hải… Người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vaccine vào thành phố sẽ phải cách ly tập trung 7 ngày.
“Trường hợp người nhập cảnh dương tính, HCDC sẽ phối hợp Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP giải trình tự gen để phân tích. Đến nay, TP chưa ghi nhận ca dương tính nào từ biến chủng mới”, ông Tâm cho hay.
Tình hình dịch bệnh tại TP.HCM từ 1/10 tới nay | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhãn | 2/10 | 3/10 | 4/10 | 5/10 | 6/10 | 7/10 | 8/10 | 9/10 | 10/10 | 13/10 | 14/10 | 15/10 | 16/10 | 17/10 | 20/10 | 21/10 | 22/10 | 23/10 | 24/10 | 25/10 | 26/10 | 27/10 | 30/10 | 31/10 | 1/11 | 2/11 | 3/11 | 4/11 | 5/11 | 6/11 | 7/11 | 8/11 | 9/11 | 10/11 | 11/11 | 12/11 | 13/11 | 14/11 | 15/11 | 16/11 | 17/11 | 18/11 | 19/11 | 20/11 | 21/11 | 22/11 | 23/11 | 24/11 | 25/11 | 26/11 | 27/11 | 28/11 | 1/12 | 2/12 | 3/12 | 4/12 | 5/12 | |
Nhập viện | Ca | 1631 | 1449 | 1354 | 1150 | 1205 | 1085 | 968 | 1170 | 906 | 878 | 1022 | 911 | 681 | 640 | 748 | 934 | 896 | 809 | 689 | 789 | 793 | 1272 | 770 | 624 | 989 | 1025 | 944 | 1137 | 937 | 908 | 953 | 1001 | 1095 | 1228 | 1196 | 1126 | 1326 | 1150 | 1325 | 1421 | 1447 | 1373 | 1441 | 1237 | 1223 | 1504 | 1594 | 1582 | 1512 | 1516 | 1326 | 1094 | 1249 | 1262 | 1296 | 1027 | 958 |
Xuất viện | 4069 | 2743 | 2940 | 2768 | 2740 | 1817 | 2141 | 1736 | 1925 | 1408 | 870 | 1438 | 835 | 664 | 630 | 882 | 889 | 814 | 539 | 731 | 794 | 869 | 730 | 473 | 785 | 673 | 770 | 688 | 973 | 800 | 533 | 832 | 735 | 865 | 1009 | 1109 | 747 | 713 | 948 | 838 | 1076 | 1158 | 911 | 815 | 749 | 1097 | 940 | 1148 | 1104 | 1022 | 1030 | 1047 | 1070 | 1181 | 1257 | 805 | 927 | |
Thở máy | 1536 | 724 | 662 | 658 | 631 | 588 | 596 | 600 | 533 | 481 | 458 | 443 | 430 | 404 | 333 | 318 | 296 | 291 | 286 | 279 | 265 | 257 | 254 | 255 | 241 | 246 | 246 | 246 | 254 | 255 | 255 | 242 | 230 | 232 | 237 | 244 | 259 | 258 | 271 | 284 | 302 | 305 | 332 | 332 | 327 | 350 | 341 | 357 | 372 | 379 | 387 | 374 | 410 | 410 | 419 | 434 | 431 | |
Số ca tử vong | 79 | 93 | 104 | 88 | 92 | 78 | 74 | 82 | 73 | 61 | 61 | 58 | 38 | 51 | 41 | 33 | 42 | 30 | 40 | 27 | 32 | 25 | 21 | 25 | 31 | 40 | 28 | 33 | 32 | 31 | 35 | 38 | 43 | 38 | 42 | 38 | 22 | 45 | 35 | 26 | 42 | 55 | 42 | 50 | 59 | 62 | 77 | 59 | 60 | 65 | 72 | 62 | 80 | 68 | 75 | 69 | 94 |
Đối với nguồn nhập cảnh không chính thức, là người không nhập cảnh tại TP.HCM mà có thể từ các đường bộ ở Tây Ninh, Long An, ngành y tế đã phối hợp lực lượng công an để rà soát, kiểm soát, ngăn chặn.
Trong thời gian tới, ngành y tế tiếp tục tăng cường kiểm soát dịch trong nội địa, sẵn sàng ứng phó cấp độ dịch phù hợp với diễn biến, tăng cường tiêm bổ sung sau 28 ngày, kể từ mũi tiêm gần nhất đối với người suy giảm miễn dịch và tiêm nhắc lại đối với các trường hợp đủ thời gian sau 6 tháng.
Thông tin thêm về vấn đề ứng phó với biến chủng Omicron, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, cho biết theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo liên ngành, Sở Y tế đã phối hợp với Bộ tư lệnh TP và Công an TP xây dựng, tham mưu thế trận y tế.
Với thế trận này, các đơn vị được giao sẽ nhận diện từ xa, khi biến chủng vào TP thì các đơn vị trên sẽ có kế hoạch tác chiến theo chức năng nhiệm vụ nhằm nhanh chóng dập dịch. Theo chỉ đạo của Giám đốc Sở Y tế, TP.HCM sẽ có một bệnh viện riêng để tiếp nhận, sàng lọc. Khi phát hiện ca mắc biến chủng mới, ngành chức năng sẽ đưa người nhiễm chủng này vào điều trị, cách ly tập trung ở một khu vực, không lẫn với các bệnh nhân khác.
TP.HCM chi hơn 6.000 tỷ cho người rút BHXH một lần
Cung cấp thông tin tại họp báo, ông Nguyễn Văn Lâm, Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.HCM, cho biết theo thống kê, số lượng hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần có xu hướng tăng thời gian gần đây. Từ đầu năm tới nay, BHXH đã giải quyết 95.055 hồ sơ, số tiền chi trả là hơn 6.000 tỷ đồng. Tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội của TP là hơn 2,2 triệu.
Ông Lâm chỉ ra 3 nguyên nhân khiến người lao động hưởng BHXH một lần. Thứ nhất là người lao động ngừng việc, thiếu việc làm bị ảnh hưởng thu nhập, để trang trải cuộc sống, họ quyết định chuyển từ khu vực chính thức sang lao động tự do, không tham gia BHXH.
Thứ hai, một bộ phận người lao động từ tỉnh khác đến TP chọn hưởng BHXH một lần để giải quyết khó khăn trước mắt.
Thứ ba, do thói quen của người lao động nghĩ rằng nhận BHXH là trợ cấp mất việc để giải quyết khó khăn, sau đó tính đến tiếp tục tham gia khi có điều kiện.
Ông Lâm cho biết trước mắt, sở đề xuất tăng truyền thông cho người lao động để họ hiểu về lợi ích hưởng lương hưu so với BHXH một lần. Cuối năm 2020 và đầu năm 2021, cơ quan báo chí cũng tuyên truyền về việc này, nhưng lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.HCM đề nghị cần làm thường xuyên hơn.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.HCM cũng cho rằng cần làm tốt đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động khi họ hưởng bảo hiểm thất nghiệp để nhanh chóng quay lại thị trường lao động chính thức.
Ở cấp vĩ mô, ông Lâm sở đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét điều chỉnh một số quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị quyết thi hành.
Nguồn: News.zing.vn