Việc chính quyền Trung Quốc mở chiến dịch siết chặt kiểm soát ngành dạy và học thêm online có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hàng loạt nhà đầu tư lớn, bao gồm Alibaba và SoftBank.
Theo Nikkei, Bộ Giáo dục Trung Quốc cho biết sẽ thành lập một cơ quan quản lý gần 500.000 nền tảng cung cấp dịch vụ giáo dục trực tuyến từ mẫu giáo đến lớp 12. Cơ quan này sẽ đề ra bộ quy định giám sát cấu trúc giảng dạy, chi phí và chất lượng giáo viên của các doanh nghiệp. Ngoài ra, các nền tảng dạy thêm online sẽ phải thành lập Đảng ủy.
“Trong thời gian qua, sự bùng nổ của các dịch vụ dạy thêm – tập trung vào cấp tiểu học và trung học – đã trở thành một tệ nạn”, Nhân Dân nhật báo khẳng định trong bài xã luận ngày 16/6.
Tháng trước, chính quyền Bắc Kinh phạt hai nền tảng giáo dục online Yuanfudao và Zuoyebang tổng cộng 5 triệu NDT (780.000 USD) vì làm giả bằng cấp của giáo viên và quảng cáo không đúng sự thật. Yuanfudao nhận tiền đầu tư từ Tencent trong khi Zuoyebang được Alibaba chống lưng.
Chiến dịch trấn áp của Trung Quốc gây sức ép lớn lên giá cổ phiếu các công ty công nghệ giáo dục. Giá cổ phiếu của nền tảng Gautu Techedu – có trụ sở tại Bắc Kinh – hiện chỉ còn lại ở mức 13,36 USD tại sàn giao dịch New York (Mỹ), giảm thảm hại so với mức đỉnh 142,7 USD hồi tháng 1.
Các công ty công nghệ giáo dục là nhóm doanh nghiệp huy động được tới 16,4 tỷ USD tiền đầu tư hồi năm ngoái. Ngành giáo dịch trực tuyến tại Trung Quốc hưởng lợi lớn trong thời kỳ dịch Covid-19 hoành hành khi các hoạt động dạy và học chuyển sang online.
Chính phủ Trung Quốc siết chặt mảng giáo dục trực tuyến để giảm bớt áp lực cho phụ huynh và học sinh. Ảnh: Getty Images. |
Trong báo cáo tháng 3, iResearch Global ước tính ngành công nghiệp giáo dục online Trung Quốc đạt doanh thu 257,3 billion NDT (gần 40 tỷ USD) hồi năm 2020, tăng rất mạnh so với mức 12,1 tỷ USD hồi năm 2016. Khoảng 84.000 công ty dịch vụ đào tạo online gia nhập thị trường năm ngoái, tăng 8% so với năm 2019. Riêng Zuoyebang huy động được 1,6 tỷ USD từ các nhà đầu tư hồi tháng 12/2020, bao gồm SoftBank.
Nhà phân tích David Bicknell của GlobalData nhận định việc Trung Quốc siết chặt kiểm soát sẽ khôi phục lại trật tự trong ngành công nghiệp “hỗn loạn” này. “Nhiều công ty công nghệ giáo dục sẽ buộc phải hoãn niêm yết, ít nhất là cho đến hết năm nay”, ông Bicknell dự báo.
Đây sẽ là cú đòn mới giáng vào các tập đoàn công nghệ khổng lồ của Trung Quốc sau đợt trấn áp vừa qua. Trước đó, Alibaba bị phạt 2,8 tỷ USD vì kinh doanh độc quyền, Ant Group buộc phải hoãn IPO, Tencent và các công ty công nghệ khác cũng bị cảnh cáo.
Theo khảo sát mới đây của nhật báo Giáo dục Trung Quốc, khoảng 92% trong tổng số 4.000 phụ huynh được hỏi cho biết đã đăng ký cho con cái học các khóa học thêm trực tuyến. Hơn 50% chi ít nhất 10.000 NDT (hơn 1.500 USD) mỗi năm cho các dịch vụ học thêm online.
Cập nhật tình hình Covid-19
Xem chi tiết
Số ca lây nhiễm cộng đồng từ 27/4/2021
11.015Ca nhiễm
Tỉnh | Hôm nay | Tổng số ca |
Hà Nội | 0 | 466 |
Bắc Ninh | 0 | 1589 |
Vĩnh Phúc | 0 | 92 |
Đà Nẵng | 0 | 225 |
Bắc Giang | 1 | 5498 |
Hà Nam | 0 | 48 |
Hưng Yên | 0 | 47 |
TP.HCM | 57 | 2291 |
Yên Bái | 0 | 1 |
Quảng Nam | 0 | 4 |
Đồng Nai | 0 | 4 |
Hải Dương | 0 | 51 |
Thái Bình | 0 | 25 |
Quảng Ngãi | 0 | 1 |
Lạng Sơn | 0 | 104 |
Thanh Hóa | 0 | 5 |
Điện Biên | 0 | 58 |
Nam Định | 0 | 7 |
Nghệ An | 0 | 41 |
Phú Thọ | 0 | 5 |
Quảng Ninh | 1 | 2 |
Hải Phòng | 1 | 5 |
Thừa Thiên Huế | 0 | 5 |
Đắk Lắk | 0 | 4 |
Hòa Bình | 0 | 9 |
Quảng Trị | 0 | 3 |
Tuyên Quang | 0 | 1 |
Sơn La | 0 | 1 |
Ninh Bình | 0 | 4 |
Thái Nguyên | 0 | 3 |
Long An | 1 | 26 |
Bạc Liêu | 0 | 1 |
Gia Lai | 2 | 4 |
Tây Ninh | 0 | 3 |
Đồng Tháp | 0 | 1 |
Trà Vinh | 0 | 3 |
Hà Tĩnh | 0 | 84 |
Tiền Giang | 0 | 50 |
Bình Dương | 10 | 201 |
Bắc Kạn | 0 | 3 |
Lào Cai | 0 | 4 |
Vĩnh Long | 0 | 1 |
Kiên Giang | 0 | 1 |
Khánh Hòa | 1 | 2 |
Bình Thuận | 5 | 5 |
Nguồn: News.zing.vn