Truyền thống ngày 1/4 trên khắp hành tinh

0

Không được công nhận chính thức, nhưng Cá tháng tư là ngày lễ được nhiều người trên khắp thế giới hào hứng chào đón.

Giả thuyết thường thấy về ngày Cá tháng tư (1/4) như sau cho rằng, năm 1582, Giáo hoàng Gregory XIII ban sắc lệnh sử dụng một loại lịch mới cho Công giáo châu Âu. Loại lịch này mang tên ông và sau nhiều thế kỷ đã trở thành dương lịch hiện đại được dùng rộng rãi trên toàn thế giới.

Truyen thong ngay 1/4 tren khap hanh tinh hinh anh 1
Ngày nói dối hay Cá tháng tư được nhiều quốc gia yêu thích. Ảnh: 

Empirenews.

Trước thế kỷ 15, các quốc gia châu Âu sử dụng lịch Julius. Lịch Gregory chuyển ngày đầu tiên của năm mới từ 1/4 về 1/1. Tuy nhiên, một số nước tiếp tục ăn mừng năm mới vào khoảng từ 25/3 tới 1/4.  Cụm từ “April fool” (kẻ ngốc tháng 4) được dùng để chỉ những người đón năm mới vào thời gian này. Họ thường bị người khác chế giễu và bày trò trêu chọc.

Tại Bỉ, Pháp và Italy, trong ngày Cá tháng tư, học sinh thường dán hình một con cá lên lưng bạn học và chờ người đó phát hiện ra.

Người Scotland thích ngày này đến mức kéo dài sang tận hôm sau. Vào 1/4, người dân sẽ chơi trò “Săn Gowk”, trong đó người chơi nhờ bạn đưa một lá thư cầu cứu giả cho người thứ 3, người nhận được sẽ tiếp tục đưa nó cho người khác. Ngày 2/4, họ sẽ dán dòng chữ “Đá tôi đi” lên lưng nhau, và thực hiện nhiều trò đùa khác.

Truyen thong ngay 1/4 tren khap hanh tinh hinh anh 2
Người Scotland sẽ dán dòng chữ “Đá tôi đi” lên lưng bạn bè. 

Ảnh: Larazonsanluis.

Ở Iran, ngày thứ 13 trong lễ năm mới của người Ba Tư được gọi là Sizdah Bedar, thường rơi vào 1/4 hay 2/4 dương lịch. Người dân thường dành buổi chiều ở ngoài trời, ăn mừng mùa mới, chơi trò chơi và kể chuyện đùa. Sau chuyến pinic, họ thường ném rau xanh đi, tượng trưng cho việc xua đuổi bệnh tật và xui xẻo trong năm mới.

Còn tại Anh, một trò đùa thường được tiết lộ bằng cách nói “Cá tháng tư!” với “nạn nhân”. Theo truyền thống, các trò đùa thường được thực hiện trước buổi trưa. Một người nói dối hay nói đùa sau buổi trưa sẽ trở thành “kẻ ngốc tháng tư”.

Tại Ba Lan, ngày Cá tháng tư là lúc mọi người kể chuyện đùa hay những chuyện bịa, thậm chí cả báo chí và truyền thông cũng tham gia. Thường thì họ sẽ tránh thực hiện các hoạt động nghiệm túc hay quan trọng trong ngày này.

Các quốc gia như Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy hay Thụy Điển cũng rất yêu thích ngày lễ này. Phần lớn các tờ báo sẽ đăng một bài giả vào ngày 1/4, thường là ở trang nhất. 

Nguồn: News.zing.vn