Truyền thuyết về sự ra đời kỳ lạ của hoàng đế Augustus

0
234

Người La Mã không thể tưởng tượng nổi là vòng nguyệt quế của người chiến thắng lại được đội lên đầu hoàng đế Augustus. Khi ông mới bước chân vào đời, tuổi chưa đầy 19, vừa thiếu thiên tài quân sự, lại hoàn toàn không có kinh nghiệm về chiến tranh.

Tượng hoàng đế Augustus.

Tượng hoàng đế Augustus.

Ngay đến một tấm thân khỏe mạnh của một con người bình thường, vị hoàng đế này cũng không có. Thế mà sau khi trải qua hơn 10 năm, Augustus đã gắng sức dựa vào tấm thân yếu đuối của mình để tranh tài với tất cả đối phương, thống nhất được cả khu vực Địa Trung Hải, và đặt một dấu chấm hết cho cuộc nội chiến của La Mã kéo dài gần 10 năm. Augustus không có tài hùng biện như một số nhà chính trị kiệt xuất tại phương Tây; không có tư tưởng sáng chói, những lý luận hùng hồn và phong phú, thế nhưng ông lại có thể hội tụ tất cả những lãnh thổ của các quốc gia có sự khác biệt nhau rất xa về phong tục tập quán, về truyền thống, để khai sáng một thời gian thịnh trị kéo dài hơn 200 năm.

Augustus từng không từ bỏ một thủ đoạn nào để tranh đoạt cho được quyền lực tối cao, đã miệt thị tất cả, nhưng đến khi nắm được đại quyền vào tay mình, đến khi trở thành “Vị chủ nhân chân chính của thế giới”, thì ông bỗng nhiên bao dung đại độ, giản dị cần mẫn, nghiễm nhiên trở thành người mẫu mực về mặt đạo đức, và là hóa thân của chính nghĩa. Rất nhiều vị tiền bối của Augustus sau khi trở thành nhà thống trị tối cao có quyền lực to lớn, thì bị mọi người nguyền rủa, thậm chí không thể bảo vệ được tính mệnh trong khi ông lại được mọi người tôn sùng và ban cho một danh hiệu trìu mến là “Người cha của Tổ quốc”. Ông chính là người đã xây dựng ra Đế Quốc La Mã thống trị thế giới phương Tây suốt 500 năm: Hoàng đế Augustus.

Augustus nguyên có tên là Gaius Octavius, chào đời vào ngày 23 tháng 9 năm 63 TCN. Có một câu chuyện kể, bảo bà mẹ của Gaius Octavius là Atia, một lần nọ đến cúng tại đền thờ thần Apollo (Thần Mặt Trời trong thần thoại của người Hy Lạp, có khả năng tiên đoán mọi việc), khi cúng xong, bà bất giác nằm ngủ quên trong điện thờ, và nằm mộng thấy một con rắn bò đến cạnh, sau một lúc thì nó lại bò đi. Khi thức giấc, bà phát hiện trên người có dấu vết hình một con rắn ngũ sắc, dù cố xóa đi cũng không được. Mười tháng sau thì Octavius chào đời, và do đó ông được xem là con trai của thần Apollo. Trước khi hạ sinh Octavius, bà Atia lại có lần nằm mộng thấy nội tạng của bà bị mang lên những vì sao ở trên trời và được phân bố khắp các lục địa và biển cả. Câu chuyện này có phần giống với câu chuyện ghi chép trong sách Sử ký ở Trung Quốc, về việc ra đời của vua Hán Cao Tổ Lưu Bang, tất nhiên là không đáng tin. Nó được viết ra với ý đồ chính trị nhằm thần thánh hóa một vương triều thế tục. Trên thực tế, Octavius đã chào đời tại một địa phương có tên là Velitrae (nay là Velletri ở Italy), trong một gia tộc không phải có tiếng tăm lắm. Ông nội của ông từng làm nghề đổi tiền – một nghề bị xem là hèn hạ ở La Mã, nhờ đó mà khá lên. Cha ông (cũng có tên là Gaius Octavius) là người đã nâng địa vị nhà ông lên tầng lớp tối cao trong xã hội. Nhưng Octavius không thừa hưởng được một số vốn liếng nào về mặt chính trị do cha ông để lại, vì năm ông vừa 4 tuổi thì cha ông đã qua đời. Kể từ đó, ông được người cha kế nuôi dưỡng. Trước khi trưởng thành, ông chỉ có dịp xuất hiện trước công chúng có một lần, đó là năm 12 tuổi, ông đứng ra đọc bài điếu văn cho bà ngoại trong buổi tang lễ.

Còn tiếp

(Theo 10 vị đại đế trên thế giới)

Nguồn: Vnexpress.net

Du lịch nước ngoài

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn