Vụ việc 1 du khách người Việt bị sóng cuốn trôi dẫn đến thiệt mạng tại bãi biển Kelingking nổi tiếng gần Bali (Indonesia) vừa qua được xem là hồi chuông cảnh tỉnh về việc đảm bảo an toàn cho du khách khi ghé thăm nơi đây.
“Quốc gia vạn đảo” Indonesia và “đảo ngọc” Bali từ lâu đã được mệnh danh thiên đường biển nổi tiếng bậc nhất ở châu Á. Với sức hút từ biển xanh, cát trắng, nắng vàng cùng vẻ đẹp hoang sơ hiếm có, chưa bao giờ tọa độ này ngừng hot trên bản đồ du lịch của Indonesia nói riêng và cả châu Á nói chung.
Ngay cả người Việt Nam chúng ta lúc nào cũng bị mê hoặc bởi địa danh du lịch tiếng tăm này. Tuy nhiên vào trưa ngày 21/7 vừa qua, thông tin một du khách người Việt bị con sóng lớn cao đến 6m bất ngờ cuốn trôi ra xa và tử nạn tại bãi biển Kelingking trên đảo Nusa Penida, ngay cạnh bên “thiên đường nghỉ dưỡng” Bali nổi tiếng nhanh chóng làm dậy sóng cộng đồng mạng. Sự việc này còn được xem là hồi chuông cảnh báo đến chúng ta nhiều rủi ro tiềm ẩn khi đi du lịch, đặc biệt là du lịch biển đảo.
Thi thể của du khách Việt xấu số được đưa tới bệnh viện để giám định. – (Ảnh: Jawa pos)
Bãi biển Kelingking, tọa độ có “sống lưng khủng long” nổi tiếng chính là nơi xảy ra sự cố đáng tiếc này. – (Ảnh: @adrian_halis)
Kelingking: Bãi biển “sống lưng khủng long” đẹp nhất Indonesia và đẹp thứ 2 ở châu Á
Kelingking dịch sang tiếng Anh có nghĩa là Pinkie (ngón tay út), thế nhưng phong cảnh ở đây không hề nhỏ bé tí nào, trái lại còn rất hùng vĩ và hoang sơ. Tọa độ này từ lâu đã được biết đến với biệt danh “sống lưng khủng long” vì những vách núi dựng đứng bên bãi biển có hình dáng y hệt một chú khủng long bạo chúa T-rex đang phơi mình dưới ánh nắng từ trên cao. Kelingking cũng mệnh danh là bãi biển đẹp nhất ở Indonesia và còn được TripAdvisor bình chọn đẹp thứ hai ở châu Á (chỉ sau bãi biển Radhanagar thuộc quần đảo Andaman, Ấn Độ).
@jerome_blt
@xonoiox
@gim.le
Thời gian lý tưởng nhất để ghé thăm Kelingking là từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Do tọa lạc trên đảo Nusa Penida nằm sát bên Bali, nên bạn hoàn toàn có thể kết hợp chuyến khám phá cả 2 hòn đảo xinh đẹp này cùng một lúc.
Từ “đảo ngọc” Bali, bạn đến bến tàu Sanur ở cuối đường Hang Tuah rồi đi tàu khoảng 45 phút là ra đến đảo Nusa Penida. Tàu thường xuất bến mỗi ngày 3 chuyến (8h, 10h, 16h) đi từ Sanur và 3 chuyến (7h, 9h, 15h) đi từ bến tàu Sampalan ở Nusa Penida về lại Bali. Giá vé cho mỗi lượt đi là 175 IDR (khoảng 290k). Ngay ở bến tàu có cho thuê xe máy để bạn tự do khám phá hòn đảo với giá chỉ từ 75 IDR (khoảng 130k), đường đi trên đảo khá dễ chạy nhưng hơi hẹp và mọi người lưu ý phải chạy bên trái lề đường.
@dao.kya
@b.salim16
@anastassiya_bel
@mmmaywii
Vùng biển này gồm ba khu là bãi biển dốc với cát trắng, bãi biển dốc ngập mặn và bãi biển núi đá vôi. Vị trí đẹp nhất để ngắm toàn bộ khu bãi biển Kelingking là từ đỉnh của một vách đá dốc đứng mà người ta hay gọi là “sống lưng khủng long”. Để lên được đây, du khách phải leo qua những bậc thang dựng đứng cheo leo có rào chắn bằng cây trong khoảng 1h đồng hồ. Và thử gõ hashtag #Kelingking lên Instagram thử xem, bạn sẽ nhận về tận 196.000 kết quả với những bức hình sống ảo tuyệt đẹp chỉ trong tích tắc!
@igipopcorn
@brittajanelle
@jornedp
@nusapenida_family
Nằm giữa những vách núi đá vôi là bãi cát trắng mịn trải dài, nước biển thì xanh trong vắt và thảm thực vật vô cùng phong phú. Vùng nước ven biển Nusa Penida còn là môi trường sống và con đường di cư của một số loài động vật biển quý hiếm, đặc biệt là những rạn san hô tuyệt đẹp – nơi du khách tha hồ trải nghiệm hoạt động lặn biển.
@travellust_nl
@itsjustaonewayticket
@sophieysajmon
Tuy nhiên, càng đẹp thì càng ẩn chứa nhiều rủi ro không ngờ!
Dù sở hữu vẻ đẹp trời ban thu hút biết bao tín đồ sống ảo như thế, tuy nhiên hòn đảo Nusa Penida cũng như bãi biển Kelingking nổi tiếng này cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với du khách do có địa hình hiểm trở. Bãi biển đẹp nhất Indonesia này từng chứng kiến nhiều vụ tại nạn đáng tiếc với du khách ghé thăm.
Sở hữu vẻ đẹp hoang sơ hiếm có là thế, tuy nhiên bãi biển này cũng ẩn chứa rất nhiều hiểm nguy với du khách. – (Ảnh: @lukerussi)
@iskandarindraa
Vào tháng 2/2018, một du khách người Nga 22 tuổi tên Karen Tatarenko đã không may bị rơi từ độ cao hơn 200m xuống đất, khi cô đang cố gắng đi qua một dải hẹp của vách đá Klibun để có cái nhìn đẹp hơn về “sống lưng khủng long” Kelingking gần đó.
Cuối tháng 7/2018, một du khách Trung Quốc đã tử vong khi cố gắng chụp ảnh selfie cạnh hồ bơi tự nhiên Angel’s Billabong nổi tiếng trên đảo, thi thể người này được tìm thấy khi trôi dạt vào vùng biển Crystal Bay. Sau đó không lâu, một thợ lặn và một nữ du khách Australia đã chết sau khi bị tàu cao tốc đâm phải trong vùng lặn của Khu bảo tồn biển Nusa Penida.
Chỉ tính riêng trong năm nay, một du khách Ấn Độ bị sóng biển cuốn trôi khi đang chụp ảnh tự sướng trên lưng vách núi từ tháng 5, đến nay vẫn chưa tìm thấy thi thể. Gần đây nhất chính là sự việc đau lòng của nam du khách người Việt Nam bị sóng biển cao 6m cuốn trôi ra đại dương và trôi dạt vào bờ sau khi đã thiệt mạng.
Sự việc đáng tiếc của du khách Việt mới đây chính là hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng du lịch ở Kelingking nói riêng và nhiều vùng biển, đảo khác nói chung. – (Ảnh: Nusabali)
Nhiều vụ tai nạn đáng tiếc từng xảy ra với nhiều du khách khi ghé thăm nơi đây. Đa số đều do sự sơ ý và chủ quan. – (Ảnh: @maemelalikenusapenida)
Trên trang du lịch TripAdvisor, nhiều du khách từng đặt chân đến “sống lưng khủng long” tại bãi biển Kelingking nổi tiếng này đều để lại những dòng cảnh báo bên cạnh lời khen không ngớt.
“Con đường đi xuống biển vô tình bị đóng cửa khi chúng tôi tới, tuy nhiên nhiều du khách khác chẳng thèm quan tâm điều đó mà vẫn cố tình đi xuống bãi biển. Nó thực sự dốc và cũng chẳng phải là những bậc thang đàng hoàng để du khách đi xuống. Tôi nghĩ mọi người chỉ nên đến đây để chụp hình là đủ rồi!” – một du khách chia sẻ.
Bên cạnh nhiều lời khen “có cánh”, những du khách này cũng không quên để lại những dòng cảnh báo cho những ai đang có ý định ghé thăm nơi đây.
Có thể thấy rằng, sự quyến rũ của thiên nhiên hùng vĩ ở hòn đảo xinh đẹp này cứ thế cuốn hút hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lượt du khách tìm đến mỗi ngày. Tuy nhiên, việc giám sát và đảm bảo an toàn cho khách tham quan vẫn còn nhiều hạn chế. Vùng biển này thường có sóng to, gió lớn, đường lên vách núi hiện nay là đường đất, địa hình khá dốc và hiểm trở. Vì vậy, chính quyền địa phương và người dân đã phải lắp đặt nhiều biển cảnh báo, thậm chí có lúc phải đóng cửa đường lên “sống lưng khủng long”, nhưng vẫn rất khó ngăn chặn những tín đồ mê khám phá và sống ảo – những người luôn bất chấp nguy hiểm.
Dù đây không phải là con đường với bậc thang ngay hàng thẳng lối, thậm chí nó chỉ được rào chắn lại bởi những cây gỗ chông chênh, đường đi lại khá dốc. Thế nhưng nhiều du khách vẫn bất chấp sự nguy hiểm để đi xuống bãi biển bên dưới. – (Ảnh: TripAdvisor)
Ngoài ra, sóng biển ở Kelingking cũng khá lớn và khó lường. Chính vì điều này mà nam du khách người Việt trong lúc sơ ý đã bị sóng cuốn trôi ra xa bờ, dẫn đến tai nạn đáng tiếc. – (Ảnh: TripAdvisor)
Nguồn: KENH14.VN