Tục ‘nối dây’ của người Tây Nguyên

0
158

Thiếu nữ dân tộc Êđê, J’Rai, K’Ho vào tuổi dậy thì bắt đầu để ý tìm hiểu các chàng trai. Chấm được ai, nàng sẽ về thưa với gia đình, nếu nhất trí cha mẹ nàng cúng Yàng bằng một ché rượu và 1 chiếc vòng đồng để cầu mong mọi việc suôn sẻ, rồi cùng ông cậu sang nhà trai ướm hỏi.

20toc-863939-1373965963_m_460x0.jpg

Lễ hội của dân tộc K’Ho.

Ông cậu nhà trai tập trung mọi người trong họ lại để hỏi ý kiến, nếu mọi người cùng ưng thuận thì đôi bên trao đổi chiếc vòng cầu hôn, nhà trai đãi rượu và đưa ra điều kiện thách cưới, thường là chiêng ché, trâu bò, áo chăn thổ cẩm. Sau nghi thức dạm hỏi này, nếu bên nào không thực hiện đúng điều cam kết sẽ bị buôn làng phạt nặng về tội bội ước. Sau đó, theo thỏa thuận giữa đôi bên, cô gái sẽ sang nhà chàng trai làm dâu một thời gian để đền bù công nuôi dưỡng của cha mẹ chồng trước khi nhà gái được đón rể.

Hoàn tất nhiệm vụ làm dâu mới tới lễ cưới chính thức. Ngày đầu nhà gái đưa lễ vật sang, ngày thứ hai họ hàng tiễn đưa chàng trai về bên vợ. Mọi chi phí lễ cưới đều do nhà gái đảm nhận. Có trường hợp nhà gái nghèo xin khất nợ, đôi vợ chồng chung sống đẻ cả đàn con rồi mới dành dụm được đủ lễ để tổ chức lễ cưới trước buôn làng.

Một quy định đặc biệt nữa của nhiều dân tộc Tây Nguyên là tục nối dây. Khi chồng hoặc vợ qua đời, kẻ góa được quyền tái hôn với bất kỳ em trai hoặc em gái nào của người đã khuất. Tục này đôi lúc dẫn tới bi hài kịch khi bà chị dâu già thích lấy cậu em chồng trai tơ, ông anh rể già đòi cưới cô em vợ còn nhỏ xíu hoặc đã có người yêu. Riêng ông rể góa nào không chịu nối dây sẽ phải trắng tay rời khỏi nhà vợ, con cái không được mang theo.

(Theo Phụ Nữ)

Nguồn: Vnexpress.net

Du lịch nước ngoài

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn