Tượng Nhân sư ở Giza

0
292

Cho đến nay, tượng nhân sư vẫn còn là một trong những công trình tưởng niệm phi thường nhất của Ai Cập. Bé nhỏ so với các kim tự tháp kế cận, nhưng vẫn giữ nguyên độ cao ban đầu khoảng 20 m và dài hơn 72 m.

Tượng nhân sư Ai Cập kết hợp phần đầu tượng trưng cho trí năng của nhà vua đang cai trị với phần thân khoẻ mạnh về thể chất của con sư tử cũng liên tưởng với chủ nghĩa biểu tượng thần mặt trời. Mặc dù các tượng nhân sư là đặc điểm thông thường của nghệ thuật Ai Cập sau này. Tượng Nhân sư là tác phẩm lâu đời nhất và lớn nhất trong cùng thể loại, ý nghĩa nguyên thuỷ của Tượng nhân sư vẫn chưa rõ, nhưng những người Ai Cập sau này, xem đây là biểu tượng của thần mặt trời Horemakhet, “Horus của đường mặt trời”, người thường được liên tưởng với vương quyền lúc sơ khai.

Tượng nhân sư ở Giza.

Tượng nhân sư ở Giza.

Tượng nhân sư chạm trổ từ đá trên cao nguyên Giza, có lẽ dưới thời vua Khafre (khoảng 2520-2494 TCN) thuộc thời cổ vương quốc vì tượng nằm gần đường đất đắp và đền thờ nhà vua trong thung lũng. Mặc dù hiện nay người ta dựa vào sự phong hoá trên tượng cho rằng có lẽ đã chạm trổ vài thiên niên kỷ trước khi xây kim tự tháp, chứng cứ khảo cổ cũng cho thấy việc chạm trổ Tượng nhân sư có niên đại trước khi xây dựng khu phức hợp Khafre cũng không chắc đúng.

Thật khó đánh giá địa hình của hiện trường trước khi xây dựng Tượng nhân sư vì người ta đâu đâu cũng khai thác đá để cung cấp các tảng đặc ruột nhằm xây dựng kim tự tháp. Thế nhưng, đầu Tượng nhân sư có vẻ như được trạm trổ từ một hòn đá tự nhiên nhỏ vẫn còn đứng phía trên cao nguyên, một vết đá tự nhiên tương tự chưa khai thác có thể tìm thấy gần đó. Tảng đá này phải được tính toán chừa lại ngay hiện trường trong khi số đá chung quanh được khai thác để xây dựng kim tự tháp vì phần đầu và thân trên của Tượng nhân sư vẫn còn đứng phía trên cao trình mặt đất xung quanh.

Phần chân Tượng nhân sư được chạm trổ thấp hơn mặt bằng cao nguyên, muốn được như thế phải đào một hào hình chữ U quanh lõi đá để tạo dáng phần thân tượng. Giống như kim tự tháp và các đền kế cận, tượng nhân sư được định hướng Đông, đường hào bao quanh thực ra có dạng hình thang khi về hướng nam phải nằm thẳng hàng với đường đất đắp Khare.Vào lúc xây dựng Tượng nhân sư, người Ai Cập rất thông thạo việc khai thác, vận chuyển các tảng đá lớn và việc đào hào này đối với lực lượng lao động không thành vấn đề.

Về phong cách nghệ thuật, việc chạm trổ các đặc điểm ở đầu tượng liên quan mật thiết với nghệ thuật tạc tượng trong hoàng gia Khafre, cũng như lễ phục hoàng gia như kiểu khăn trùm đầu xếp lớp nemes và rắn hổ mang trên chân mày nhà vua. Dấu vết của sơn đỏ vẫn còn nhìn thấy trên mặt Tượng nhân sư: màu sắc này có niên đại ít nhất cũng lâu đài như lần tham quan của Pliny vào thế kỷ 1, nhưng có lẽ vẫn còn sáng màu trước thời điểm này. Pliny mô tả ý nghĩa thờ phượng đối với màu sắc, điều này chắc chắn chính xác vì người Ai Cập kết hợp màu đỏ với việc thờ cúng thần mặt trời.

(Theo 70 kỳ quan thế giới cổ đại)

Nguồn: Vnexpress.net

Du lịch nước ngoài

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn