Tỷ phú Phạm Nhật Vượng chi riêng gần 500 tỷ lập công ty sản xuất pin

0
56

Tập đoàn Vingroup vừa thông báo về việc rót gần 1.000 tỷ đồng để thành lập hai công ty con trong lĩnh vực năng lượng và trí tuệ nhân tạo.

Trong đó, Vingroup góp 51% vốn vào Công ty CP Giải pháp Năng lượng VINES (VinES) vào ngày 4/8. Vốn điều lệ của đơn vị này là 1.000 tỷ đồng, tương đương số tiền tập đoàn rót vào khoảng 510 tỷ đồng. Công ty đặt trụ sở chính tại Tòa nhà văn phòng Symphony, KĐT sinh thái Vinhomes Riverside, TP. Hà Nội.

Các cổ đông còn lại tại VinES là ông Phạm Nhật Vượng – chủ tịch Vingroup góp 485 tỷ đồng, tỷ lệ 48,5% và và bà Phan Thu Hương nắm giữ lượng còn lại 0,5% vốn. Đây là số ít doanh nghiệp trong hệ thống Vingroup mà tỷ phú Phạm Nhật Vượng trực tiếp đứng tên cổ phần.

VinES có ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất pin và ắc quy, là điều dễ hiểu khi VinFast đang đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và sản xuất ôtô. Bà Mai Hương Nội – phó tổng giám đốc Vingroup sẽ đảm nhận vai trò chủ tịch VinES.

Vingroup cũng thông báo góp 99,8% vốn vào Công ty CP Nghiên cứu và Ứng dụng trí tuệ nhân tạo VINAI (VinAI). Công ty có vốn điều lệ 425 tỷ đồng và cũng đặt trụ sở ở “đại bản doanh” nhóm Vingroup tại Tòa nhà văn phòng Symphony, TP Hà Nội.

Cổ đông còn lại bao gồm ông Bùi Hải Hưng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trí tuệ Nhân tạo VinAI Research (trực thuộc Công ty VinTech) và ông Nguyễn Minh Hoài – Trưởng nhóm nghiên cứu tại VinAI Research, đều nắm giữ 0,1% cổ phần.

VinAI có hoạt động kinh doanh chính là nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ. Người đại diện theo pháp luật kiêm chủ tịch VinAI là bà Nguyễn Mai Hoa, người đang là tổng giám đốc Vinpearl.

Tap doan Vingroup,  Vingroup lap cong ty san xuat pin,  Vingroup lap cong ty AI anh 1

Vingroup góp gần nghìn tỷ đồng vào công ty VinES và VinAI. Ảnh: Vingroup.

Theo báo cáo bán niên của Vingroup, doanh thu thuần hợp nhất ghi nhận đạt 61.770 tỷ đồng, tăng 59% cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 3.305 tỷ đồng, tăng trưởng 33%. Với kết quả này, tập đoàn hoàn thành 36% chỉ tiêu doanh thu và 32% mục tiệu lợi nhuận.

Với riêng lĩnh vực công nghiệp, VinFast bán ra gần 16.000 xe trong nửa đầu năm nay. Trong đó VinFast Fadil là mẫu xe bán chạy nhất thị trường với doanh số hơn 10.000 xe. Mẫu Lux A2.0 và Lux SA2.0 cũng đều có sản lượng đứng đầu phân khúc.

Mẫu xe điện đầu tiên của Việt Nam VF e34 đạt 25.000 lượt đặt cọc tính đến cuối tháng 7. VinFast đến nay đã vận hành 35 showroom xe máy điện kết hợp trung tâm trải nghiệm Vin3S tại 24 tỉnh thành phố trên cả nước, nâng tổng số điểm cung cấp dịch vụ lên hơn 200 showroom và đại lý.

VinFast cũng đưa vào hoạt động các chi nhánh tại Mỹ, Canada, Pháp, Đức, và Hà Lan, thu hút đội ngũ chuyên gia ôtô giàu kinh nghiệm đến từ các hãng xe như Volkswagen, Tesla, BMW, Porsche, Toyota, Nissan… nhằm chuẩn bị ra mắt thị trường toàn cầu 2 mẫu ôtô điện thông minh VF e35 và VF e36 vào năm 2022 với công nghệ hỗ trợ lái tự động (ADAS) và hệ thống thông tin giải trí thông minh (Smart Info-tainment).

Nguồn: News.zing.vn

Du lịch trong nước

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn