Thay vì khoác lên mình tấm áo thời thượng, có những thương hiệu của người Việt chọn cho mình hướng đi truyền thông từ chính chất liệu văn hóa Việt.
Một trong những chìa khóa thành công trên con đường chinh phục khách hàng được nhiều thương hiệu vận dụng để truyền thông là khai thác các giá trị văn hóa Việt.
Thành công của thương hiệu Việt khi sử dụng chất liệu văn hóa truyền thống
Bản sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam là một trong những giá trị văn hóa được nhiều thương hiệu khai thác. Trong đó, trà Fìn Hò là thương hiệu được hình thành từ một hợp tác xã chế biến trà của người Dao Đỏ tại thôn Làng Giang thuộc tỉnh Hà Giang.
Thiết kế bao bì Trà Fìn Hò có màu sắc và họa tiết chủ đạo mà người Dao Đỏ thường dùng để nhuộm vải. Việc sử dụng hình ảnh phụ nữ Dao đỏ lớn tuổi càng ghi dấu ấn về cội nguồn và nét đẹp văn hóa vùng cao.
Bao bì sản phẩm do nhà thiết kế Hà Lan sáng tạo. |
Cuối năm 2017, phim hoạt hình “Con Rồng cháu Tiên” của Bitis, thương hiệu lão làng trong ngành giày dép Việt Nam ra mắt cũng làm dậy sóng cộng đồng. Văn hóa dân gian qua ngôn ngữ của phim hoạt hình trở nên sinh động, cuốn hút từ bạn nhỏ đến các khán giả trưởng thành. Người tiêu dùng Việt được thỏa mãn hình ảnh và thêm yêu nét đẹp văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Khi bản sắc văn hóa của các dân tộc được đánh thức
Trong ngành lưu trú khách sạn, Việt Nam đang là thị trường tiềm năng với sự góp mặt của nhiều thương hiệu quốc tế nổi tiếng cả về quy mô và lịch sử phát triển. Tuy nhiên có một chuỗi gần 60 khách sạn trải khắp Việt Nam và Lào đã và đang xây dựng một thương hiệu thuần Việt, dựa trên giá trị văn hóa truyền thống.
Đó là Mường Thanh Hospitality. Kim chỉ nam của thương hiệu này là “Bản sắc Việt – bản sắc Mường Thanh”, tôn vinh, bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa Việt, giá trị con người Việt nói chung và văn hóa Thái nói riêng.
Tết Mường Thanh là một trong những lễ hội thường niên của khách sạn. |
Để làm được điều này, hệ thống này bắt đầu từ việc xây dựng không gian và lên kế hoạch kiến tạo hệ thống dịch vụ đậm bản sắc Việt. Bộ nhận diện thương hiệu là icon đồ họa được lấy cảm hứng từ văn hóa Thái.
Không chỉ có mặt tại các thành phố lớn, đô thị du lịch, chuỗi khách sạn còn đầu tư trải dài tại nhiều địa phương trên khắp cả nước, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Đây cũng là cách hệ thống này tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương trong ngành dịch vụ.
View từ khách sạn Mường Thanh Holiday Mũi Né, Phan Thiết. |
Với 4 phân khúc khách sạn, chuỗi khách sạn không chỉ đáp ứng đa dạng nhu cầu của du khách, mà còn mang đến trải nghiệm các không gian văn hóa khác nhau. Tới mỗi khách sạn, du khách được thả mình lắng nghe những giai điệu âm nhạc dân tộc, chào đón bằng nụ cười, dịch vụ thân thiện, chân thành của các nhân viên trong trang phục Thái…
Thương hiệu khách sạn Việt
Tháng 10 vừa qua, Mường Thanh Hospitality khởi chạy chiến dịch “Một điểm dừng chân, Muôn nẻo hành trình” với MV “Hành trình yêu”.
Tái hiện câu chuyện tình yêu cổ tích nàng Ban – chàng Khum thời hiện đại, hành trình yêu của cặp đôi xuyên suốt các điểm đến khắp Việt Nam. Qua MV, khán giả chìm đắm trong câu chuyện tình yêu với nhiều cảnh quay đẹp về thiên nhiên Việt Nam. Hành trình đưa người xem khám phá 4 phân khúc khách sạn của Mường Thanh Hospitality cùng giai nhạc ngọt ngào. Một câu chuyện tình bằng âm nhạc vừa hiện đại, trẻ trung vừa mang bản sắc riêng được kỳ vọng là điểm nhấn cho thương hiệu này.
Kim Ngân
Nguồn: Vnexpress.net